Thị trường điện thoại Q1/2016 và cơ hội của binh đoàn Android

Trong quý đầu tiên của năm 2016, có hơn 334.9 triệu chiếc điện thoại thông minh được bán ra, chỉ tăng 0.2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất được ghi nhận trong lịch sử. Kỷ nguyên tăng trưởng liên tục của thị trường điện thoại dường như đã kết thúc. Apple đã ghi nhận mức giảm lần đầu tiên, số bán iPhone giảm tới 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường điện thoại đã bão hòa
Nguyên nhân lớn nhất chính là điện thoại di động đã được phổ cập tới khắp nơi, tới mọi người. Những chiếc điện thoại đã đủ tốt để người dùng không còn cần phải nâng cấp thường xuyên. Cuộc đua phần cứng và cấu hình đã không còn đủ sức lôi kéo mọi người thay đổi và mua mới chiếc điện thoại của mình. Miếng bánh thị phần của thị trường điện thoại đang trở nên hết sức ác liệt và khó lường.
Apple đi xuống, và cơ hội của Android
Khởi đầu năm 2016 có vẻ là thời điểm không may mắn cho Apple khi doanh thu sụt giảm, giá cổ phiếu bốc hơi, thị trường Trung Quốc gặp rắc rối. Và tiếp tục đó là sự xâm chiếm thị phần của các hãng sản xuất điện thoại Android.
Theo thống kê Q1/2016 của Kantar, thị phần điện thoại Android tăng trưởng mạnh ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và châu Á. Tại Mỹ, thị phần Android tăng 7.3% lên 65.5%. Tại châu Âu, nó tăng 7.1% lên 75.6% và tăng hơn 5.9%, chiếm 77% tại thị trường Trung Quốc.
Với Apple, tình hình trở nên rất xấu. Tại US, Apple mất 4.9%, chỉ còn giữ 31.6% thị phần. Tại châu Âu, giảm 1.2%, còn 18.9%, và chỉ còn 21.1% thị phần tại Trung Quốc, giảm 5%.
Theo nhà phân tích Lauren Guenver, “Đây là sự phát triển mạnh mẽ nhất của các thiết bị Android trong vòng 2 năm trở lại đây. Hơn nữa, sự tăng trưởng này không chỉ đến từ một hay hai nhà sản xuất, mà đến từ rất nhiều cái tên khác nhau, tại rất nhiều thị thường khác nhau trên thế giới”.
Samsung tiếp tục là lá cờ đầu của binh đoàn Android với dòng sản phẩm cao cấp Galaxy S7 và S7 Edge, đồng thời là dòng sản phẩm J hấp dẫn người dùng mới và bình dân. Ở Mỹ, Motorola và LG ghi nhận số tăng trưởng. Trong khi đó tại châu Âu, người dùng chuyển từ các thiết bị Windows Phone sang các dòng điện thoại tầm trung của các nhà sản xuất Huawei, Wiko và Asus.
Điểm nhấn trong bảng thống kê lần này, các nhà sản xuất điện thoại của Trung Quốc ngày càng lấn chiếm thị phần, khi Huawei, Oppo, Vivo, Lenovo và Xiaomi lần lần chiếm các vị trí tiếp theo trong miếng bánh thị phần.
Xem thêm: Hậu phương các hãng Trung Quốc đã có gì để lấn sân lên flagship?
Apple phải làm gì?
Mọi sự chú ý và hy vọng của Apple bây giờ đổ dồn vào chiếc iPhone 4-inches mới nhất: iPhone SE. Đây là chiếc iPhone nằm trong chiến lược tấn công các thị trường mới nổi, vào phân khúc tầm trung mà các thiết bị Android đang thống thị.

Theo ông Lauren Guenver, “thị phần Android có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi iPhone SE. Doanh số iPhone SE tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc sẽ là tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của Apple. Nếu thành công, Apple có thể lấy lại thị phần của mình.”.
Tuy nhiên, điều đáng nói là theo thống kê của Apple thì 15% người mua iPhone SE là những người chưa từng sử dụng sản phẩm của Apple trước đó, 54% là những khách hàng chưa từng mua điện thoại trong 2 năm.
Chính điều đó đã khiến báo cáo tài chính quý 1/2016 của Apple không còn "đẹp" nữa. Trong ba tháng đầu năm 2016, Apple chỉ bán được 51,2 triệu máy, thấp hơn tới 10 triệu máy so với con số 61,2 triệu máy của cùng kỳ năm ngoái. Chính CEO Tim Cook cũng đã thừa nhận quý 1/2016, nhà Táo làm ăn không mấy tốt cho lắm.
Ngay tại thị trường Việt, iPhone SE vừa được chính thức bán ra ngày hôm qua, thế nhưng không khí mua sắm sản phẩm mới của Apple cũng không được khả quan như nhiều người mong đợi.
Xem thêm: Ai mới đang là “Apple” thực sự ở thị trường smartphone Trung Quốc?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.