Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

'Tán gẫu' về chiếc điện thoại Android

Dương Lê
16/01/15

Dĩ nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì không phải ai cũng rành về việc sử dụng smartphone chạy nền tảng Android – có người mới chuyển từ điện thoại cơ bản hay iOS... sang Android chẳng hạn. Theo đó, kiến thức cơ bản dù ở thời điểm nào vẫn có giá trị nhất định của nó.

'Tán gẫu' về chiếc điện thoại Android

Vậy thì hệ điều hành Android khác gì với iOS và Windows Phone?

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở Android khi so với iOSWindows Phone đó chính là khả năng chạy đa nhiệm nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, các bạn cũng cần làm rõ vấn đề này: chạy đa nhiệm nhiều ứng dụng nó sẽ khác với mở cùng lúc nhiều cửa sổ ứng dụng. Nói một cách ngắn gọn và hết sức dễ hiểu, chạy đa nhiệm: bạn mở khoảng 5 ứng dụng thì chỉ có duy nhất 1 ứng dụng hoạt động đúng nghĩa trước mắt bạn, 4 ứng dụng còn lại tuy không bị tắt nhưng nó vẫn đang chạy nền (vẫn ngốn RAM và pin) – lấy ví dụ: bạn đang xem video trên Youtube và có tin nhắn hay email đến, bạn chạm để xem hoặc thoát tạm thời ra màn hình chính bằng nút Home rồi đi đến ứng dụng tương ứng để kiểm tra và trả lời, trong lúc này Youtube đã tạm ngưng tải tiếp dữ liệu – đồng nghĩa với việc khi bạn mở ứng dụng Youtube hay Youtube nền Web để xem thì dữ liệu từ máy chủ Youtube mới tiếp tục chấp nhận truyền tải dữ liệu về máy để bạn xem video đang dở dang (dữ liệu được làm mới tại thời điểm bị dừng, chứ nó không tự tải tiếp như trên máy tính Windows).

Trường hợp trên là đối với việc bạn đang xem video, còn khi bạn nghe nhạc, tải dữ liệu về máy, gửi tin nhắn MMS hay email với các file đính kèm dung lượng khá cao thì có thể không nhất thiết phải mở xuyên suốt ứng dụng đó trước mắt bạn để kiểm tra, mà nó sẽ tự động chạy nền và sau khi hoàn tất mọi việc, hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết quá trình gửi email hay tải dữ liệu về máy đã hoàn tất.

Tính năng xem Pop-up trên Galaxy Note 4 (Ảnh: androidcentral)

Tính năng xem Pop-up trên Galaxy Note 4 (Ảnh: androidcentral)

Tiếp theo là chạy cùng lúc nhiều cửa sổ ứng dụng: tính năng này phải nói là rất hay, rất hữu dụng cho những máy Android cấu hình tầm trung trở lên cũng như màn hình rộng – thường thấy trên các dòng Galaxy S và Galaxy Note của Samsung (Pop-up và Multi Window) hay Small App trên Sony Xperia,... Vẫn là ví dụ mở 5 ứng dụng, với những tính năng vừa nêu thì trên màn hình lúc này sẽ xuất hiện cùng lúc 5 ứng dụng để bạn quan sát tổng quan – bạn có thể tùy thích tinh chỉnh kích thước của từng cửa sổ ứng dụng để có thể nhìn một cách bao quát hơn.

Ngoài khả năng chạy đa nhiệm, thì khi sử dụng Android bạn còn có thể vô tư tùy biến giao diện, ứng dụng, hiệu ứng, xóa các ứng dụng đi theo ROM hay thậm chí là ‘dùng ké’ các tính năng độc quyền trên các máy Android thương hiệu khác – thông qua việc Root và Mod ROM.

Đấy là lý do vì sao Android cần ‘tiêu thụ’ nhiều RAM hơn so với iOS và Windows Phone. Vì thế, khi có ai đó đem cả 3 nền tảng này ra so sánh thật quả là một điều ‘hết sức rảnh và có phần thiếu những kiến thức cơ bản.’ Đúng như câu nói: ‘Được này sẽ mất kia’ và mỗi hệ điều hành đều có ưu, nhược điểm riêng của nó – ít khi được ‘Thập toàn, thập mỹ’.

Hầu hết người dùng mới đều cho rằng Android chỉ được thời gian đầu và mau bị ‘lão hóa’ lắm! Liệu có đúng?

Nếu bạn thường xuyên thể dục, thể thao sẽ giúp thể trạng cơ thể khỏe hơn hay muốn ‘độ’ lại cơ bắp thì có thể tập Gym chẳng hạn,... Bên máy Android cũng thế, nếu bạn chịu khó tìm hiểu cơ chế hoạt động của máy và nâng cấp hệ thống này kia thường xuyên thì việc ‘xuống máy’ là điều vào khoảng 5 năm sau – chứ đừng mua máy về sao thì để xài i như vậy, điều này chỉ đúng đối với những dòng điện thoại cơ bản mà thôi.

Smartphone Android sở hữu RAM 2GB kèm giá tốt ngày càng trở nên phổ biến hơn

Smartphone Android sở hữu RAM 2GB kèm giá tốt ngày càng trở nên phổ biến hơn

Như bản thân tôi là một Biên Tập Viên kiêm ‘vọc sĩ’, thường xuyên phải ‘lên đời’ máy mới để trải nghiệm cũng như thông tin, hướng dẫn thủ thuật đến với độc giả. Tôi thấy, khi bạn chọn mua smartphone Android thì điều cân nhắc đầu tiên là dung lượng RAM của máy – thời buổi bây giờ ‘tăng lực’ cho Android thì RAM phải tầm 2GB trở lên, nếu dung lượng thấp quá sẽ không ‘bon chen được với đời’. Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc, mua máy tính/ laptop thì xem CPU/GPU như thế nào rồi mới tới RAM, còn ở smartphone thì ngược lại? Trên sân chơi di động hiện nay, có 5 ông trùm sản xuất SoC mà ít tín đồ công nghệ nào không biết tiếng: Qualcomm Snapdragon, NVIDIA Tegra, Samsung Exynos, Intel và MediaTek. Theo đó, với thanh RAM 2GB trở lên thì việc được tích hợp SoC tối ưu tương ứng là điều tất yếu, ít có trường hợp smartphone Android có RAM cao mà SoC ‘cùi bắp’.

Có một số bạn thường hỏi, sao máy Android của mình mới xài không bao lâu thì chạy chậm quá, còn khi mở trình duyệt đọc báo tải trang cũng lâu và thường bị thất thoát bộ nhớ máy vô lý,... Trường hợp này cũng giống như việc bạn quét dọn nhà cửa hàng ngày, nếu bạn không thường xuyên ‘dọn dẹp’ các tệp thừa, cache, rác hệ thống này kia bằng phần mềm chuyên dụng như Clean Master... thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống và bộ nhớ trong – vì nó sẽ ‘kê khai dữ liệu ảo’. Ngoài ra, khi duyệt web bạn cần lưu ý, phải đóng hẳn các tab khi tắt trình duyệt, vì khi bạn tắt trình duyệt rồi mở lại các tab vẫn sẽ đồng loạt được mở, có bạn không để ý đâm ra trình duyệt mở đến gần cả trăm tab – từ đó sẽ làm hiệu suất trình duyệt giảm đi đáng kể. Các bạn có thể tham khảo thêm các ứng dụng nào cần thiết cài đặt khi mới mua smartphone Android tại đây hoặc cách tải file và phim trên Android cho người dùng mới tại đây.

Nên tắt bớt những trang web mà bạn không xem đến, cũng như đóng hẳn các trang web trước khi thoát trình duyệt

Nên tắt bớt những trang web mà bạn không xem đến, cũng như đóng hẳn các trang web trước khi thoát trình duyệt

Một số thắc mắc thường gặp nhất khi mới dùng máy Android

Tại sao, mới hồi sáng tôi vào CH Play được mà đến tối lại không? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng đầu tiên bạn phải chắc chắn, máy của bạn đang sử dụng gói cước 3G chất lượng cao và đường truyền Wifi ổn định. Vì CH Play thường ‘làm giá’ khi kết nối dữ liệu mạng của máy bạn yếu kém. Còn trường hợp các kết nối mạng đang trong trạng thái tốt nhất mà vẫn không vào được CH Play thì bạn thử cách này: vào Cài đặt hệ thống > Ứng dụng > tìm đến và mở ứng dụng Cửa hàng Google Play lên (thường nằm bên tab Tất Cả) > chạm vào mục xóa dữ liệu và khởi động lại máy – Các bạn yên tâm, mục xóa dữ liệu này sẽ không ảnh hưởng gì đến dữ liệu hiện có trên máy.

Khắc phục tình trạng không vào được CH Play

Khắc phục tình trạng không vào được CH Play

Tôi lỡ chọn ‘luôn chọn’ một ứng dụng nào đó làm mặc định thì bỏ chọn bằng cáo nào? Để bỏ tùy chọn “Luôn chọn”, bạn vào Cài đặt hệ thống > Ứng dụng > lấy Google Chrome làm ví dụ > Thông tin về ứng dụng > cuộn xuống phía dưới chọn “Xóa mặc định” - tham khảo ảnh minh họa bên dưới:

Hủy tùy chọn

Hủy tùy chọn "Luôn chọn"

Sao có vài ứng dụng tôi tải trên CH Play về cài đặt, nhưng sau khi trải nghiệm một thời gian tôi cảm thấy không phù hợp với nhu cầu sử dụng của tôi, tôi muốn gỡ bỏ nhưng hệ thống không cho, cách thức gỡ bỏ ứng dụng này trước đó tôi vẫn áp dụng tốt trên những ứng dụng khác mà? Nếu ứng dụng tải từ CH Play về máy mà không gỡ được theo cách thông thường thì chỉ có một nguyên nhân, máy đã được hệ thống cấp quyền ‘quản trị viên thiết bị’. Để tước quyền hạn này, bạn vào Cài đặt hệ thống > Bảo mật > Quản trị viên thiết bị > tick bỏ chọn ứng dụng nào mà bạn muốn gỡ bỏ.

Tước quyền quản trị viên thiết bị

Tước quyền quản trị viên thiết bị của một ứng dụng nào đó trên Android

Cuối cùng, trên máy tính hay máy Android đều cần phải ‘khởi động lại máy’ trong 2 ngày làm việc hoặc 1 ngày làm việc với cường độ cao – để làm gì? Con người mình cần nghỉ ngơi và xả stress thì máy móc cũng thế. Việc khởi động lại máy giúp ích rất nhiều ở mặt hiệu suất, pin và thời gian sạc pin. Đôi khi bạn sạc pin cho máy mà chỉ thị pin cứ báo mãi con số phần trăm nào đó thì bạn nên khởi động lại máy và sạc lại.

*Nếu vẫn còn thắc mắc gì cũng như thảo luận thêm về việc sử dụng điện thoại/máy tính bảng Android, các bạn có thể bình luận ngay bên dưới bài viết này.

thegioididong

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...