Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Tạm biệt Yahoo! Tạm biệt "người khổng lồ"!

Đóng góp bởi Nguyễn Nhật
01/01/23
verizon_buy_yahoo_800x450
Ảnh: yosuccess

Sau hơn 2 thập kỉ, gắn bó với rất nhiều tuổi thơ của thế hệ 8x và 9x ở Việt Nam thông qua Yahoo! Messenger. Thời khắc Yahoo! bị thâu tóm đã đến, họ không còn là một công ty độc lập nữa.

Toàn cảnh thương vụ mua lại Yahoo! của Verizon

Verizon, một nhà mạng lớn tại Mỹ, đã hoàn tất hồ sơ để mua lại các dịch vụ, nền tảng quan trọng nhất của Yahoo! với mức giá tổng cộng 4,48 tỉ USD. Cả hai công ty đã chính thức đưa ra thông báo cuộc mua bán đã hoàn tất vào ngày thứ ba tuần này.

CEO của Yahoo!, bà Marissa Mayer đã từ chức. Đổi lại, bà sẽ nhận được khoản tiền đền bù lên tới 23 triệu USD.

Verizon cũng đã tỏ lòng tri ân bà Mayer khi trong một bản tuyên bố, đại diện của nhà mạng này đã chúc cựu CEO của Yahoo! có được thành công trong thời gian sắp tới.

yahoo_verizon_hop_tac_800x450
Ảnh: thehackernews

Và bây giờ, Yahoo! lẫn AOL sẽ trở thành một công ty truyền thông kĩ thuật số dưới sự dẫn dắt của Verizon. Hai công ty này sẽ được gọi là Oath. 

Mục đích của Verizon khi mua lại Yahoo! nhằm tận dụng thế mạnh về mức độ nhận diện của công ty này, qua đó phát triển mảng quảng cáo qua mạng.

Với những cuộc chuyển giao, việc thay đổi bộ máy nhân sự thường phải xảy ra. Theo nguồn tin thân tín với CNN, Verizon dự tính sẽ cắt giảm tới 2,100 nhân viên của hai công ty, Yahoo! và AOL, trong thời gian sắp tới.

Cái chết của Yahoo!: Một quy luật khắc nghiệt

Tuy rất đau đớn nhưng khi ngẫm lại, sự ra đi của Yahoo! chính là quy luật của tự nhiên và cũng là quy luật trong việc kinh doanh.

Nếu các công ty cũ không đủ mạnh mẽ để thay đổi hay phát triển nhằm cạnh tranh với các công ty mới nổi. Họ sẽ bị dần chìm vào quên lãng hoặc bị thay thế bởi một loạt công ty mới.

Với trường hợp của Yahoo!, công ty này không đủ nhanh nhạy trước sự lớn mạnh trong khâu tìm kiếm lẫn mảng e-mail của Google. Cộng thêm nhiều sai lầm trong việc định hướng đã làm Yahoo! sụp đổ.

Và nói một cách chuẩn xác nhất, Yahoo! chính là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho sự khắc nghiệt trong mảng công nghệ.

Đằng sau sự sụp đổ của Yahoo!

yahoo_800x450
Cựu CEO của Yahoo! - Bà Mayer (Ảnh: latimes)

Theo Nhà phân tích của Creative Strategies, ông Tim Bajarin. Cựu CEO của Yahoo! là bà Mayer đã được "thừa kế" một mớ hỗn độn và bản thân bà đã thất bại trong việc tái cơ cấu, thiết lập lại tầm nhìn cũng như cấu trúc vận hành của Yahoo!.

Mặc dù đã chi ra hàng tỉ USD, khởi động dự án tạp chí kĩ thuật số, thuê cả nhà báo nổi tiếng của Mỹ cho mảng Tin tức của Yahoo! nhưng bà Mayer vẫn không thay đổi được tình thế.

Ông Brian Wieser, một nhà phân tích của Pivotal Research, cho rằng: Lí do dẫn đến sự thất bại của Yahoo!, ngoài việc chậm thay đổi, còn nằm ở đội ngũ quản lí mà bà Mayer đã tuyển dụng, và cách mà bà đã dẫn dắt họ.

"Nếu bạn chọn sai người và lại cho họ các quyền hành mà họ mong muốn, đó sẽ là thảm họa", Wieser chốt lại.

Chính sự sai lầm trong khâu nhân sự, kết hợp với việc thay đổi chậm trễ trong nhiều mảng, cùng với đòn đánh cuối cùng là việc hơn 500 ngàn tài khoản Yahoo! bị hack đã dẫn tới "cái chết" của "Gã khổng lồ" này.

"Người khổng lồ" Yahoo! đã "chết", nhưng dấu ấn vẫn sẽ còn đó

yahoo_sell_800x450
Ảnh: techpp

Giám đốc điều hành Nhóm lãnh đạo thung lũng Silicon, ông Guardino chia sẻ với trang Mecurynews: “Dấu ấn và ảnh hưởng của Yahoo! lên thung lũng này sẽ sống lâu hơn cả lịch sử tồn tại của Yahoo!”.

Trong nhiều năm qua, nền văn hóa sáng tạo của Yahoo! và các nhà lãnh đạo của công ty này đã để lại một dấu ấn không thể xóa nhòa trên thung lũng”.

Ông Tim Bajarin cũng bùi ngùi: "Yahoo! là một công ty tạo ra rất nhiều việc làm trong thời kì hoàng kim của họ.

Hơn nữa, những người đã từng làm việc cho Yahoo!, theo trang CNN, hiện nay đã thành lập hoặc điều hành nhiều công ty vẫn đang có sức ảnh hưởng tới thế giới công nghệ như Slack, WhatsApp, LinkedIn,... Từ đó, các "cựu Yahoo!" này vẫn thay mặt "Gã khổng lồ" để tiếp tục đổi thay thế giới.

Bạn có buồn khi Yahoo! nói riêng và Yahoo! Messenger, một ứng dụng nhắn tin gắn liền với tuổi thơ, sẽ không còn nữa? Theo bạn, các công ty công nghệ cần làm gì để không lâm vào trường hợp như Yahoo!?

Bạn hãy chia sẻ ý kiến trong phần bình luận nhé.

Xem thêm: "Sống nhục" trong giới công nghệ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...