Tại sao ngày càng có nhiều smartphone ra mắt trong một năm?
Dẫu biết rằng, sản xuất càng nhiều mặt hàng thì OEM (Original Equipment Manufacturer, dùng gọi nhà sản xuất thiết bị gốc) sẽ khó lòng quản lý hết và tập trung phát triển từng sản phẩm. Nhưng hiện tại, các hãng đang đẩy mạnh sự phân bố của mình trên nhiều phân khúc.
Và với việc làm này, cá nhân nhiều người không ủng hộ, vì cho rằng: Nó ảnh hưởng đến các thiết bị được xem là “át chủ bài”, đáng lẽ nên được tập trung 100%.
"Mở rộng địa bàn", xu hướng của nhiều nhà sản xuất
Hãy nhớ lại những năm trước kia, khi một vài mẫu iPhone đầu tiên ra mắt, mỗi năm trôi qua thì Apple chỉ ra mắt 1 sản phẩm. Còn Samsung, HTC hay LG cũng chỉ có từ 1 đến 2 "con".
Nhờ vậy, những chiếc smartphone thường có giá thành rất cao và trở thành món đồ xa xỉ, không phải ai cũng sở hữu được.
Tuy nhiên hiện tại đã khác rất nhiều, ví dụ như Motorola, chỉ trong 2017 này họ đã ra mắt tổng cộng (tầm) 11 sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp.
Điều tương tự cũng xảy ra với Samsung, nhiều khách hàng đã phong cho nhà sản xuất Hàn Quốc là "đẻ sai như gà", với minh chứng là (khoảng) 23 mẫu smartphone từ đầu năm đến nay.
Lý do nằm ở đâu?
Một điều hiển nhiên mà chắc ai cũng biết đó là: Khi cho ra mắt càng nhiều thì sẽ bán được càng nhiều. Tuy được nâng cao doanh số, thế nhưng khi xét riêng từng sản phẩm sẽ cho thấy những con số không hề ổn chút nào.
Nhưng đó vẫn chưa phải là lý do lớn nhất, mà điều (mình cho rằng) hiện đang quan trọng với các hãng chính là "nhu cầu người dùng".
Chẳng hạn, khi bạn là Samfan "chính hiệu" nhưng không có đủ điều kiện tài chính để tậu về Galaxy S8 hay Note 8, chẳng lẽ lúc ấy bạn phải chọn một hãng khác vì giá rẻ hơn?
Thế thì không phải quá phí cho Samsung sao? Và đương nhiên các công ty như Samsung cũng như các hãng sản xuất khác quá hiểu vấn đề này.
Ngoài ra, dù có nhiều sản phẩm, thế nhưng những thiết bị của họ đều được trải đều ra đầy các phân khúc. Có dòng ưu tiên thiết kế, series lại chọn hiệu năng để bù trừ.
Và kết quả như bạn thấy: Smartphone được phân bố từ... "nông thôn đến thành thị, từ núi cao ra hải đảo xa xôi".
Apple - một trường hợp đặc biệt
Theo ý kiến riêng của mình, vũ khí lợi hại nhất của Apple đến thời điểm này vẫn là iOS.
Chính vì sự độc tôn và tối ưu nền tảng quá tốt này nên những chiếc iPhone không cần có những thông số phần cứng quá "khủng" nhưng vẫn cho hoạt động mượt mà, đôi lúc còn vượt xa những chiếc smartphone cao cấp của Android.
Thực tế cho thấy, hiện tại những chiếc iPhone 4 vẫn còn có khá nhiều người sử dụng dù đã 7 năm tuổi. Trong khi đó, những chiếc máy Android vòng đời trung bình chỉ 3 năm.
Nhờ thế, điện thoại Táo khuyết dần lấp đầy các phân khúc: Năm nay "Táo mới" ra mắt, "Táo cũ" năm trước và trước nữa thay nhau giảm giá.
Và cứ tiếp tục như vậy, Apple dần dần trải đầy phân khúc mà không cần ra mắt trong năm quá nhiều sản phẩm. Nhưng suy cho cùng, Apple vẫn có sự mở rộng thị trường và cũng dần "đẻ" nhiều hơn xưa.
Không biết, các bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn có ủng hộ nhà sản xuất ra mắt nhiều smartphone trong một năm hay muốn ít nhưng chất?
Hãy cùng thảo luận bên dưới nhé!
Xem thêm:
- Người dùng đợi iPhone X nhưng vì sao iPhone 8 vẫn không ế hàng?
- Màn hình vô cực trên smartphone tầm trung có bằng flagship không?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.