Tại sao Ấn Độ từ chối cho "Táo Khuyết" mở Apple Store tại nước họ?
Đối với bất cứ một quốc gia nào, nếu Apple quyết định mở Apple Store tại đó sẽ thể hiện vị thế chiến lược của thị trường này đối với nhà Táo. Trong những tháng đầu năm nay, Ấn Độ dường như là đích nhắm mới nhất bởi hàng loạt thông tin nóng hổi đều lên quan đến hoạt động mở rộng của Apple tại đất nước đông dân thứ hai thế giới này.
Vừa qua, đích thân CEO Tim Cook cũng đã dành ra tới vài ngày công du Ấn Độ, tuy nhiên có vẻ những nỗ lực mạnh mẽ của người đứng đầu Apple đã không mang lại kết quả như mong đợi.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ một quan chức cao cấp chính phủ giấu tên vừa cho biết, nhà chức trách Ấn Độ đã từ chối đơn xin mở Apple Store đầu tiên tại quốc gia Nam Á.
Thực tế, chính sách của Ấn Độ coi trọng việc tăng cường sản xuất các sản phẩm nội địa, và tất cả các nhà bán lẻ đều được yêu cầu phải nhập kho ít nhất 30% lượng hàng hóa do Ấn Độ sản xuất.
Chính phủ Ấn Độ đã cho phép miễn trừ quy định này vào năm ngoái, áp dụng cho các công ty công nghệ cao, ám chỉ trường hợp của Apple. Mặc dù vậy, có vẻ gã khổng lồ cũng vẫn chưa thể tận dụng cơ hội này.
Nguồn tin từ Reuters cho hay: “Apple đòi hỏi đặc quyền nhưng họ lại chẳng cung cấp được bất cứ cam kết nào trên giấy tờ để chứng minh. Quyết định chỉ được đưa ra sau một cuộc thanh tra kỹ càng liên quan đến đơn xin phép của họ”.
Như vậy, nguồn cơ của sự việc dần dần rõ ràng hơn. Apple đã quá “ranh ma” trong cuộc chơi này nhưng không thể dễ dàng qua mặt được các nhà chức trách Ấn Độ cứng rắn và kỹ lưỡng trong quản lý chính sách.
Liên tưởng đến một thị trường gần gũi là Việt Nam, Apple đã thiết lập thành công công ty đại diện chính thức tại TP Hồ Chí Minh – một động thái mà nhiều nhà chuyên môn đánh giá chỉ là bình phong mở đường cho một kế hoạch tinh vi hơn.
Chúng ta cũng đã nghe phong thanh tin Apple có thể mở Apple Store tại Việt Nam trong tương lai. Khác với Ấn Độ, Việt Nam hầu như không sản xuất được thiết bị di động nội địa.
Không tính đến các nhà máy của Samsung vì trên danh nghĩa là sản xuất sản phẩm xuất khẩu rồi nhập khẩu trở lại thị trường. Do đó, dù Apple Store có được mở tại Việt Nam hay không thì cũng chẳng có chút ảnh hưởng nào đến ngành công nghiệp di động trong nước, có chăng là chính phủ sẽ thu thêm được chút thuế mà thôi.
Quay trở lại câu chuyện Ấn Độ, Apple đang đẩy mạnh hoạt động tại thị trường này với kế hoạch mở ba hệ thống Apple Store trước cuối năm nay. Hãng cũng dự định lắp ráp iPhone tại Ấn Độ với một nhà máy mới do Foxconn xây dựng trị giá 10 tỷ USD. Có thể điều này mới chính là con bài mà Apple có thể dùng để mặc cả với chính phủ Ấn Độ cho kế hoạch bành trướng của mình.
Xem thêm:
- Nhiều người Việt ứng tuyển chức danh Giám đốc Apple
- Apple mở cửa hàng phụ kiện online cho những người dùng đặc biệt
- Tại sao các hãng điện thoại cần mở chuỗi cửa hàng trên diện rộng?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.