Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa cuộc gọi rác đến lừa đảo qua điện thoại

Đóng góp bởi Hồ Sĩ Hoàng
01/01/23
Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa các cuộc gọi lừa đảo
Ảnh minh họa (nguồn: Thanh Niên)

SIM rác, cuộc gọi rác vẫn đang là vấn đề nhức nhối suốt thời gian vừa qua. Người dân vẫn dễ dàng mua được SIM đăng ký kích hoạt sẵn dù hàng loạt biện pháp siết SIM rác đã được các nhà mạng đưa ra. Lỗ hổng SIM không chính chủ không chỉ để lại hệ luỵ cuộc gọi rác tràn lan, mà còn cả lừa đảo qua điện thoại.

Cuộc gọi rác bủa vây người dùng

Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, đầu tháng 4/2022, hàng loạt thuê bao di động tại TP.Hải Phòng bất ngờ nhận được tin nhắn vay tiền từ số điện thoại 0564805xxx. Người nhắn tự nhận là một lãnh đạo của TP.Hải Phòng.

Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa các cuộc gọi lừa đảo
Ảnh minh họa (nguồn: VnEconomy)

Ngay sau khi nhận được thông tin, các đơn vị chức năng của Bộ TT-TT và Bộ Công an đã vào cuộc, xác minh số điện thoại trên được đăng ký đứng tên của một người có địa chỉ ở Kiên Giang, nhưng hiện ở TP.HCM. Đáng nói, người này khẳng định không sử dụng số thuê bao trên, không phải chữ ký, nhưng đã bị người khác sử dụng hình ảnh và thông tin của mình để đăng ký.

Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa các cuộc gọi lừa đảo
Ảnh minh họa (nguồn: Báo Lao Động)

Không chỉ bị mạo danh đăng ký SIM không chính chủ, tình trạng SIM rác cũng là nguồn gốc vấn nạn các cuộc gọi rác bủa vây người dân. Anh Tuấn (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết nhận đến cả chục cuộc mời mua căn hộ tại một dự án đô thị mới tận Hưng Yên. Bực bội vì bị làm phiền nhiều, anh đã đăng ký danh sách DoNotCall (người dùng di động đăng ký vào danh sách không quảng cáo nhằm tránh tin nhắn rác và cuộc gọi rác), nhưng vẫn bị làm phiền bởi hàng chục cuộc gọi của dân telesale từ mời tham gia mua bảo hiểm, chứng khoán đến nhà đất...

Đáng nói, có cuộc gọi được nhà mạng thông báo cuộc gọi rác để người sử dụng chặn, nhưng cũng nhiều cuộc không phân loại ra cuộc gọi rác. Thay vì gọi SIM rác 11 số như trước đây, các cuộc gọi rác hiện nay đa phần đều xuất phát từ các số di động 10 số, khiến nhiều khách hàng hoang mang không dám từ chối nhận cuộc gọi.

Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa các cuộc gọi lừa đảo
Người dân vẫn có thể mua SIM đã kích hoạt rất dễ dàng (nguồn: Báo Đầu Tư)

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 3/2022 còn khoảng 30.000 SIM thuê bao di động có thông tin đăng ký không chính xác, nhưng con số này quá thấp so với thực tế. Theo quy định, để sử dụng SIM chính chủ, người dân phải đăng ký với nhà mạng, cung cấp ảnh chân dung và thông tin cá nhân. Song trên thực tế, ngay tại Hà Nội người dân vẫn có thể dễ dàng mua được sim kích hoạt sẵn với mức giá rất rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng.

Dốc sức xóa toàn bộ SIM rác

Cuối tháng 4/2021, ba nhà mạng là Viettel, VNPT / VinaPhone, MobiFone đã ký bổ sung thoả thuận tăng cường quản lý thuê bao để ngăn chặn và xử lý SIM rác, với hàng loạt biện pháp như sử dụng AI để hỗ trợ nhận diện khách hàng, dừng phát triển sim mới tại điểm ủy quyền từ tháng 6/2020, nâng cấp AI sinh trắc học...

Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa các cuộc gọi lừa đảo
Ảnh minh họa (nguồn: VnExpress)

Trước đó, các nhà mạng cũng đã xử lý, thu hồi khoảng 26 triệu SIM nghi ngờ kích hoặt sẵn trên kênh phân phối. Từ tháng 7/2020 đến tháng 3/2021, các nhà mạng đã chặn gần 129.000 cuộc gọi có dấu hiệu nghi vấn là cuộc gọi rác, ngăn chặn 29,5 triệu cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những lỗ hổng trong quá trình quản lý hoạt động đăng ký thông tin thuê bao tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo một chuyên gia viễn thông, tình trạng loạn cuộc gọi rác từ telesale cho thấy nhiều vấn đề cần lưu tâm siết chặt lại trong thời gian tới, cụ thể là việc để lộ lọt thông tin cá nhân của khách hàng vẫn rất phổ biến. Thứ hai là việc quản lý SIM rác cũng như siết cuộc gọi rác của nhà mạng đang lỏng lẻo.

Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa các cuộc gọi lừa đảo
Ảnh minh họa (nguồn: VietNamPlus)

Để siết lại tình trạng này, đầu tháng 4, Bộ TT-TT đã công bố Quyết định kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định. Đối tượng thanh tra là 7 doanh nghiệp viễn thông di động, gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Gmobile, Đông Dương Telecom, Mobicast.

Mục đích của đợt thanh tra là kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý thuê bao di động để hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật, phát huy những mặt mạnh, ưu điểm; qua đó chấn chỉnh, uốn nắn, xử lý những sai sót, khuyết điểm của doanh nghiệp viễn thông từ đó đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ đúng các quy định của pháp luật...

Siết chặt SIM rác, ngăn ngừa cuộc gọi lừa đảo
Ảnh minh họa (nguồn: Hànộimới)

Tại hội nghị công bố quyết định kiểm tra, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Đức Long cũng đã khẳng định, tình trạng lợi dụng sơ hở của thông tin thuê bao, lừa đảo vi phạm pháp luật vẫn là vấn đề nhức nhối gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến người dân và xã hội.

“Bộ TT-TT yêu cầu các nhà mạng phải xoá toàn bộ SIM rác, dồn sức toàn ngành để thực hiện, không để SIM rác gây hệ luỵ cho xã hội”, Thứ trưởng Long nhấn mạnh.

Bạn có đang bị làm phiền bởi các cuộc gọi rác?

Mua SIM và đăng ký SIM chính chủ cũng góp phần vào việc đẩy lùi nạn SIM rác đó. Thế Giới Di Động là một trong những địa điểm uy tín để mua SIM số từ các nhà mạng, người dùng yên tâm mua sắm an toàn. Tham khảo ngay!

THẺ CÀO, SIM SỐ ĐẸP

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...