Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Android xưa & nay qua giao diện screenshot, bạn nhớ được mấy cái?

Trấn Minh
30/09/15

Sau gần 8 năm xuất hiện và phát triển không ngừng, nay hệ sinh thái có tên Android của Google đã khá quen thuộc, nổi tiếng và chiếm thị phần cao nhất trong thế giới smartphone. Bây giờ, mời bạn cùng xem lại các phiên bản Android xưa đến nay!

Lịch sử Android

Với sự ra mắt của iPhone cùng iOS thế hệ đầu tiên, Google đã bắt đầu nhen nhóm ý định xây dựng một hệ sinh thái tương tự, song nó mang phong cách riêng và trái lại với Apple - một nền tảng mở. Cuối cùng, ngày 5 tháng 11 năm 2007, bản beta của Android đã xuất hiện với tên mã m3-rc20(22)a.

Android Beta

Tiếp theo sau đó là các phiên bản với số hiệu m3-rc37am5-rc14 và m5-rc15.

Android Beta 2
Android Beta 3

Vào mùa thu 2008, Google lại tiếp tục giới thiệu phiên bản mới nhưng họ đã loại bỏ tên gọi bằng mã khó nhớ và thay vào đó là con số 0.9. Song, đây vẫn là phiên bản beta dành riêng cho những nhà phát triển.

Android 0.9

Với hàng loạt phiên bản beta, cuối cùng Google đã quyết định thương mại hoá và đặt tên cho hệ điều hành của mình là 1.0. Sản phẩm tiên phong chạy nền tảng mới toanh này chính là HTC Dream (hay còn gọi là T-Mobile G1) được ra mắt vào 23/09/2008. Sau đó gần 5 tháng, Google đã tiến hành cập nhật phiên bản 1.1, được biết nó còn có tên nội bộ là Petit Four và dành riêng cho HTC Dream. Dù không mang lại nhiều thay đổi trong giao diện nhưng phiên bản mới giúp sửa một số lỗi, thêm hàm API và được bổ sung các tính năng mới hữu ích liên quan đến ứng dụng bản đồ, gọi điện,...

Android 1.0/1.1

Gần hơn 2 tháng sau, phiên bản 1.5 (Cupcake) có tên món ăn đầu tiên được Google lựa chọn và tung ra thị trường. Cũng từ đây, truyền thống đặt tên theo bánh kẹo được công ty sử dụng nối tiếp và lần lượt theo thứ tự của bảng chữ cái Alpha-b. Không lâu sau, người dùng đã nhận được bản cập nhật Android 1.6 với tên mã Donut, dù đây không phải là một bản cập nhật lớn nhưng nó vẫn được bổ sung khá nhiều tính năng hay như tìm kiếm bằng giọng nói và không cần phải bật trình duyệt, hỗ trợ nhiều độ phân giải và tỉ lệ màn hình khác nhau, thích hợp với các thiết bị chạy trên băng tần CDMA,...

Android 1.5 Cupcake

Cuối tháng 10/2009, Android một lần nữa được nâng cấp lên phiên bản 2.0 rồi tiếp đến là 2.1, chúng đều được gọi là Eclair và đi kèm với nhiều cải tiến cũng như đánh dấu cho sự xuất hiện của những mẫu điện thoại cấu hình "khủng" như chiếc Motorola Droid thời bấy giờ.

Android 2.0 / 2.0.1 Eclair
Android 2.1 Eclair

Để củng cố và phát triển hệ sinh thái của mình, Google tiếp tục xây dựng các phiên bản tiếp theo của Android là 2.2.x (Froyo, viết tắt của frozen yogurt) cùng 2.3.x (Gingerbread). Từ đây, các ứng dụng đã xuất hiện nhiều hơn trên Martket (Google Play Store hiện tại) cũng như là các phiên bản này được phổ biến rộng khắp ở smartphone mọi tầm giá.

Android 2.2+ Froyo
Android 2.3+ Gingerbread

Và nhằm cạnh tranh với iPad, vào tháng 22/02/2011, Google đã tung ra phiên bản Android mới có hệ số 3.x và tên mã là Honeycomb được dành riêng cho máy tính bảng. Sản phẩm đầu tiên chạy nền tảng mới này chính là chiếc tablet Xoom của Motorola.

Android 3+ Honeycomb

Sau các phiên bản 3.x, Google bắt đầu cho xây dựng thế hệ 4.0.x của mình và đặt tên là Ice Cream Sandwich. Đây có thể nói là phiên bản mang tính cách mạng sau bao nhiêu năm tồn tại trên thị trường của Android. Nó được xem là phiên bản hợp nhất được giữa tablet và smartphone, biết cách cân chỉnh sao cho phù hợp với từng loại thiết bị. Và cũng từ đây, thiết bị thuộc dòng Nexus đầu tiên, font Roboto, thanh thông báo hay danh sách ứng dụng gần đây được xuất hiện, làm mới và đẹp hơn trước rất nhiều.

Android 4.0.x

Tiếp nối hệ số 4, phiên bản mới của Android chính là Jelly Bean được trải dài từ 4.1.x qua 4.2.x đến 4.3.x. Quả thực phiên bản "Kẹo dẻo đậu" này có một quá trình xây dựng khá dài, song cũng chính nhờ vậy mà hệ điều hành non trẻ ngày nào đang dần được hoàn thiện và mang lại những tính năng mới, cần thiết cho người dùng như Google Now cạnh tranh với Siri, tính năng chia sẻ không dây Micracast hay quản lý đa tài khoản trên một thiết bị,...

Android Jelly Bean

"Đến hẹn lại lên", Google lại tiếp tục tung ra phiên bản mới của Android cũng thuộc hàng 4.x nhưng có tên mã là KitKat (một nhãn hiệu của công ty Nestle) và bắt đầu bằng 4.4. Ở đây, các icon, giao diện được thiết kế lại để hiện đại hơn, lấy tông màu xanh và đen làm chủ đạo, những ứng dụng thì được tân trang và tích hợp sâu vào lõi hệ điều hành cũng như là đánh dấu cho sự xuất hiện của kết nối NFC, ứng dụng Hangouts (thay thế trình nhắn tin truyền thống), bàn phím Google có thêm emoji dễ thương,...

Android KitKat

Hơn một năm sau khi KitKat chào sân, gã khổng lồ tiếp tục giới thiệu phiên bản mới toanh với tên gọi Lollipop (bắt đầu từ 5.x.y). Phải nói, đây chính là lần "thay máu" lớn nhất trong lịch sử phát triển của Android từ các hàm API, tính năng bên trong cho đến giao diện bên ngoài. Android 5.0 chứng kiến sự xuất hiện của một phong cách thiết kế phẳng hoá được gọi là Material Design, đi kèm đó là các phím điều hướng đơn giản nhưng khá đẹp giống như trên tay cầm PlayStation, khung thông báo thông minh và cực kỳ trực quan, hỗ trợ chip 64-bit, mở khoá thông minh,... Hiện tại, có thể xem đây là phiên bản mặc định được cài sẵn trên các dòng smartphone mới.

Android L

Cho đến thời điểm hiện tại, phiên bản mới nhất của Android chính là  (có hệ số 6.0+), tạm thời nó chỉ được phân phối đến các lập trình viên nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn khi ra mắt đại trà. Trên phiên bản 6.0, chúng ta sẽ không thấy một sự lột xác mới như trên 5.0 nữa mà Google sẽ tập trung vào tih chỉnh, tối ưu hệ thống sao cho thoải mái nhất với người dùng. Bạn có thể xem những điểm mới của Android M >>>tại đây !

Android M

Qua quá trình dài phát triển, bạn thấy đến nay Android đã là tốt chưa? Và bạn đã trải nghiệm được bao nhiêu phiên bản rồi? Hãy cho mọi người biết ý kiến bằng cách comment bên dưới nhé!

Thegioididong

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...