Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Cảnh giác lừa đảo 'app Bộ công an', nhiều người bị mất hàng tỷ đồng

Đóng góp bởi Tống Nam Tuấn Vũ
01/01/23
Hình ảnh app giả mạo Bộ Công An
Hình ảnh app giả mạo Bộ Công An (Ảnh: Công an Tỉnh Bình Định)

Công an TP Hà Nội cho biết thời gian qua đã có rất nhiều người sập bẫy các đối tượng giả mạo cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Gần đây nhất là vụ việc một người phụ nữ tại Hà Nội bị mất gần 2 tỷ đồng sau khi tải app giả mạo "Bộ Công an". Vì thấy thông tin này có thể giúp ích bạn cảnh giác cho nên 24h Công nghệ chia sẻ cho bạn cùng biết.

Giả danh cuộc gọi đến từ Công An

Cụ thể, ngày 12/8, Công an quận Cầu Giấy đã tiếp nhận đơn trình báo của chị P (SN 1980; trú tại quận Cầu Giấy) về việc nhận được một cuộc điện thoại của đối tượng tự xưng là cán bộ Công an.

Người này thông báo chị P có liên quan đến một vụ án điều tra và yêu cầu chị tải app giả mạo "Bộ Công an" để phục vụ điều tra. Sau khi đăng nhập tài khoản, chị P phát hiện tài khoản bị mất gần 2 tỷ đồng nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Tại Đà Nẵng, ngày 6/8, Công an phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cũng tiếp nhận trình báo của bà N.T.H.T (SN 1983, trú phường Thanh Khê Tây) về việc bị lừa đảo qua mạng, mất hơn 1 tỷ đồng cũng với thủ đoạn mạo danh cán bộ công an để lừa đảo.

Bà T cho biết, ngày 6/8 bà nhận được cuộc gọi thông báo có liên quan đến một vụ tai nạn giao thông. Mặc dù trả lời không biết gì đến vụ việc trên, nhưng các đối tượng tiếp tục mạo danh và nói sẽ chuyển máy đến "Công an TP Đà Nẵng" để dọa. 

Hệ thống bảo vệ Bộ Công An
Ứng dụng lừa đảo, mạo danh hệ thống bảo vệ Bộ Công An (Ảnh: An Ninh Thủ Đô)

Sau khi nghe máy từ một người tự xưng là cán bộ Công an TP Đà Nẵng gọi và thông báo bà T có liên quan đến vụ án mua bán trái phép chất ma túy, bà T hoảng sợ. Bà đã làm theo yêu cầu của các đối tượng, tải phần mềm "ứng dụng bảo mật" về để khai báo. 

Nhưng chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, tài khoản ngân hàng của bà T bị trừ 7 lần với số tiền tổng cộng hơn 1 tỷ đồng.

Tại TP HCM, ngày 9/7, Công an quận 12, TP Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận trình báo của ông M.X.Đ (ngụ quận Gò Vấp, làm việc tại quận 12) bị các đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo qua internet mất hơn 1.8 tỷ đồng cũng với thủ đoạn tương tự.

Tại Huế, vào ngày 7/7, bà P.T.H.P (SN 1964, trú phường An Cựu, TP Huế) cũng nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại: 0816391152, 0899720345, 0702179703 của một số người tự xưng là nhân viên ngân hàng. 

App mạo danh Bộ công an

Cán bộ công an cấp cao của Bộ Công an gọi đến số điện thoại bà P đang sử dụng 091450xxxx, nói bà liên quan đến vụ án “ma túy và rửa tiền” đồng thời đe dọa sẽ thi hành lệnh bắt đối với bà P.

Do lo sợ và tin lời các đối tượng nên bà P đã ra ngân hàng rút tiền từ sổ tiết kiệm chuyển vào các tài khoản mà đối tượng cung cấp tổng cộng 9 lần, chuyển vào 3 tài khoản ngân hàng khác nhau, tổng số tiền là 1.3 tỷ đồng.

Sau khi chuyển tiền xong các đối tượng gọi điện yêu cầu bà P ở yên trong phòng, không được nói cho ai biết sự việc. Đến 18h30 cùng ngày bà P mới phát hiện ra mình bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên nên đến cơ quan công an trình báo.

Vạch trần thủ đoạn giả mạo cán bộ công an chiếm đoạt tài sản. Đối tượng lừa đảo thường nhắm đến những người già, không thông thạo công nghệ để dễ dàng sử dụng các chiêu thức lừa nạn nhân.

Hình ảnh app giả mạo Bộ Công An

Thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng là giả danh cán bộ Công an, Tòa án gọi điện thông báo người dân có liên quan đến vụ án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý.

Chúng thườn yêu cầu nạn nhân không được để lộ thông tin với bất kỳ ai, kể cả người nhà và yêu cầu chuyển tiền để chúng quản lý trong quá trình điều tra, tránh việc tẩu tán. Chúng cam kết rằng sau khi điều tra, nếu nạn nhân không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ chuyển trả lại tiền.

Do lo sợ, các nạn nhân đã thực hiện theo những yêu cầu của chúng. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác nhằm chiếm đoạt.

Công an thành phố Hà Nội và các địa phương khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.

Nhiều nạn nhân bị mắc bẫy
Nhiều nạn nhân bị mắc bẫy (Ảnh: An Ninh Thủ Đô)

Trước khi liên hệ, làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

Do đó, nếu nhận các cuộc gọi lừa đảo như trên, người dân nên bình tĩnh, không chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Người dân có thể kiểm chứng thông tin qua các kênh truyền thông, báo chí, thông báo cuộc gọi với người nhà để cùng nhau xử lý và báo ngay với Công an để có hướng dẫn để ngăn chặn kịp thời.

Người dân nên tự trang bị cho mình chút kiến thức về internet, cách giao dịch trên mạng... để tránh những thiệt hại không đáng có về tài sản.

Để có thể tránh các chiêu trò "lừa đảo" bạn nên thường xuyên đọc và tra cứu thông tin qua Internet. Nếu quan tâm, hãy tham khảo ngay các mẫu điện 5G giá tốt, chính hãng tại Thế Giới Di Động bằng cách click vào nút cam bên dưới!

MUA SMARTPHONE HỖ TRỢ 5G TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Nguồn: Phunumoi

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...