Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Qualcomm vừa chi 1.4 tỷ USD để cạnh tranh với laptop ARM của Apple, thị trường chipset sẽ có gì thay đổi trong tương lai?

Trần Anh Đức
19/01/21
Qualcomm vs nuvia

Qualcomm đã đồng ý mua Nuvia với giá khoảng 1.4 tỷ USD. Nghe tin đó, các đối tác khác nhau của Qualcomm. Samsung, Sony, OnePlus, LG và những hãng khác, với các sản phẩm trải dài từ điện thoại thông minh đến hệ thống xe hơi thông minh, đều đã đưa ra các tuyên bố ủng hộ. Đây có thể là một trong những thương vụ mua lại công nghệ quan trọng nhất trong năm.

Nhưng tại sao Nuvia gia nhập Qualcomm lại là một việc lớn như vậy? Thương vụ này là thỏa thuận cho thấy Qualcomm quay trở lại các thiết kế CPU tùy chỉnh dựa trên kiến ​​trúc ARM. Điều này có ý nghĩa lớn đối với danh mục đầu tư chip silicon của Qualcomm, từ máy chủ hiệu suất cao đến smartphone tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, câu chuyện còn nhiều điều hơn thế nữa.

Nuvia là ai và họ đã làm được những gì?

Nuvia được thành lập vào tháng 2/2019, đứng đầu là những kỹ sư từng góp sức tạo ra kiến trúc chip xử lý A series của Apple, như Gerard Williams III, John Bruno và Manu Gulati. Không chỉ dừng lại ở đó, nhân sự Nuvia cũng là những kẻ dày dặn kinh nghiệm, từng làm việc ở Google, ARM, Broadcom và AMD, bên cạnh Apple. Có thể, kinh nghiệm của Nuvia sẽ giúp Qualcomm tạo ra những thiết kế chip xử lý có tính cạnh tranh cao hơn trong tương lai.

Qualcomm
Từ trái qua: John Bruno, Gerard Williams III và Manu Gulati

Nhắc lại tiểu sử của những cái đầu “đầy sạn” ở Nuvia một chút xíu. Gerard Williams III là kiến trúc sư trưởng trong hơn 1 thập kỷ ở Apple, dẫn đầu nhóm phát triển CPU của Apple cho tới thời kỳ nhân vi xử lý Lightning trang bị trên chip A13 trang bị trong iPhone 11. Bản thân A14 hay thậm chí nhân CPU hiệu năng cao Firestorm trong SoC Apple M1 cũng có thể đã được phát triển nhờ vào thành quả nghiên cứu của Williams và các đồng sự.

Kể từ khi thành lập, Nuvia đã tuyển dụng được không ít nhân tài thuộc hàng đầu trong ngành phát triển chip vi xử lý trên thế giới, và đã có kế hoạch thâm nhập vào thị trường CPU hiệu năng cao phục vụ máy chủ và điện toán đám mây, với sản phẩm SoC trang bị nhân CPU đặt tên mã “Phoenix”.

Từ khi bắt đầu nghiên cứu phát triển, họ đã liên tục đưa ra những tuyên bố đầy tham vọng về hiệu năng và điện năng sử dụng khi sản phẩm ra mắt thị trường. Dù dĩ nhiên những tuyên bố này hoàn toàn có thể nghi hoặc cho tới khi có những đo đạc trung lập khi Nuvia ra mắt sản phẩm thương mại hóa, nhưng với một nhóm kỹ sư đẳng cấp như vậy, có thể đặt niềm tin khá cao vào startup này.

Tại sao Qualcomm lại mua Nuvia vào thời điểm này?

Qualcomm
Qualcomm muốn cải thiện hiệu năng VXL của mình để cạnh tranh với Apple (Nguồn: Android Authority)

Có thể nói, Qualcomm đang theo đuổi chuyên môn thiết kế ARM tùy chỉnh của Nuvia. Nơi khởi đầu hợp lý sẽ là thị trường trung tâm dữ liệu, nơi Nuvia đang thiết kế chip. CPU dựa trên kiến trúc ARM đang đạt được sức hút trong không gian điện toán đám mây, với Graviton Arm Neoverse của Amazon đang khuấy động thị trường.

Do đó, thương vụ này sẽ thu hút sự chú ý của Intel và AMD. Qualcomm đã nói rõ rằng họ có kế hoạch tận dụng cách tiếp cận thiết kế tùy chỉnh của Nuvia để bao gồm rất nhiều sản phẩm chipset của mình.

Trước kia, Qualcomm cũng đã từng thất bại trong việc phát triển chip xử lý máy chủ, đó là Centriq. Đến năm 2018, Centriq không đủ tạo ra tác động đủ tích cực, khiến Qualcomm phải cắt giảm nhân sự và chi phí đầu tư cho mảng này.

Qualcomm

Kể từ đó, Qualcomm chỉ giữ một nhóm nhỏ phát triển kiến trúc CPU cho SoC máy chủ, và từ bỏ giấc mơ tự thiết kế CPU cho di động, vì hiệu năng và điện năng tiêu thụ của những thiết kế chip từ ARM hiệu quả hơn rất nhiều. Dần dà, nhóm thiết kế rơi rụng dần, khiến Qualcomm không còn khả năng tự thiết kế CPU cho riêng mình, mà nếu có thì cũng không thể cạnh tranh được với các thiết kế khác.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc Apple bỏ rơi kiến trúc x86 để tìm đến ARM trên desktop với chiếc MacBook M1, và kế hoạch thay đổi hoàn toàn từ x86 sang ARM trong vòng 2 năm cũng đã đẩy hệ sinh thái ARM tiến rất xa. Dù Qualcomm có SoC dành cho laptop (Snapdragon 8cx), nhưng 8cx vẫn phụ thuộc vào thiết kế của ARM và gần như không thể cạnh tranh được với Apple Silicon.

Trước kia NUVIA tuyên bố rằng sẽ không chỉ tập trung vào mảng SoC máy chủ, và việc Qualcomm mua lại, sẽ khiến kế hoạch này có thể được triển khai sớm hơn dự kiến.

Bảo hiểm cho rủi ro Nvidia mua lại ARM

Một suy nghĩ khác có thể ảnh hưởng đến việc “thâu tóm” của Qualcomm là tin đồn về việc Nvidia mua ARM, đang chờ phê duyệt của cơ quan quản lý.

Như đã biết, Qualcomm phụ thuộc vào ARM vì nhu cầu sản xuất CPU của họ. Việc mua ARM của Nvidia gây nghi ngờ về các thỏa thuận kinh doanh trong tương lai. Tất nhiên, Nvidia đã rất nỗ lực để đảm bảo ngành sẽ hoạt động bình thường đối với ARM nếu việc mua lại được tiến hành, nhưng các doanh nghiệp cẩn thận vẫn phòng ngừa rủi ro của họ. Hãy nhớ rằng, Nvidia và Qualcomm là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên một số thị trường, bao gồm cả phân khúc ô tô và trung tâm dữ liệu.

QC
Thương vụ mua lại ARM của Nvidia có thể gây bất lợi cho Qualcomm

Có thể hướng sản xuất Cortex-A của ARM có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của Nvidia và sẽ có thể không phù hợp với tham vọng hoặc nhu cầu của Qualcomm. Quyền truy cập hoặc định giá danh mục đầu tư của ARM cũng có thể thay đổi, với việc Nvidia giữ lại phần hoạt động cao nhất chỉ để sử dụng nội bộ. Hoặc mô hình kinh doanh có thể giữ nguyên.

Có một phương án dự phòng của việc thiết kế CPU tùy chỉnh cho phép Qualcomm kiểm soát nhiều hơn hướng đi của mình. Việc xây dựng đội ngũ thiết kế nội bộ cũng sẽ là một tài sản vô giá trong trường hợp không chắc Qualcomm muốn chuyển từ ARM sang một thứ gì đó hoàn toàn mới trong tương lai.

Đây là một kế hoạch hợp lý khi một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn được thiết lập để kiểm soát một đối tác kinh doanh thiết yếu. Đồng thời, ARM có thể không quá vui mừng khi có khả năng mất tiền bản quyền trên chip từ một trong những khách hàng lớn nhất của mình.

Điều gì sẽ xảy ra từ các CPU Qualcomm + Nuvia trong tương lai

Qualcomm
Các sản phẩm mới của Qualcomm sẽ có thể mang lại sự mới mẻ đáp ứng nhu cầu của người dùng

Việc mua lại Nuvia là một thương vụ lớn có thể làm rung chuyển toàn bộ thị trường silicon của Qualcomm. Với đội ngũ thiết kế CPU cũ của Apple dẫn đầu, rõ ràng là Qualcomm sẽ giới thiệu lại các CPU kiến ​​trúc ARM tùy chỉnh trở lại lộ trình phát triển của mình. Những thiết kế này có thể mở rộng các sản phẩm dành cho điện thoại thông minh công suất thấp.

Quá trình chuyển đổi tính chất này sẽ mất nhiều năm để phát huy tác dụng. Ở thời điểm hiện tại, lộ trình của Qualcomm có thể sẽ không thay đổi nhiều. Các sản phẩm máy chủ đầu tiên của Nuvia dự kiến ​​sẽ xuất hiện sớm nhất vào năm 2022.

Việc định cấu hình lại điện thoại thông minh và các lộ trình chipset khác xung quanh việc mua lại này có thể mất nhiều thời gian hơn nữa. Chúng mình sẽ theo dõi các thông báo trong những tháng và năm tới.

Bạn nghĩ gì về thông tin trên? Hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

Nguồn: AndroidAuthority

Xem thêm: Qualcomm ký thỏa thuận mua lại NUVIA với giá 1.4 tỷ USD, chip Snapdragon sẽ ngày càng 'bá đạo' hơn nữa

Biên tập bởi Nguyễn Duy Linh
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...