Những tính năng, đặc điểm dần bị loại bỏ trong quá trình phát triển của smartphone
Trải dài qua sự phát triển của thị trường tiêu dùng nói chung và smartphone nói riêng, chúng ta đã chứng kiến những tính năng đặc điểm dần bị loại bỏ trên smartphone. Tuy nhiên, nhờ việc loại bỏ những công nghệ đã lỗi thời không còn phù hợp đã đem đến sự tiện dụng, mà người dùng là những người được hưởng lợi nhiều nhất
Vậy đâu là những tính năng đã bị loại bỏ? Đâu là những đặc điểm đã phải cải tiến theo sự phát triển nhu cầu của người tiêu dùng? Hãy cùng 24h Công Nghệ tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Những tính năng dần bị loại bỏ trên smartphone gọi tên thẻ nhớ MicroSD
MicroSD chính là một minh chứng rõ nét nhất cho sự thoái trào của những công nghệ cũ, đã từng là một phần không thể thiếu cho các sản phẩm công nghệ để lưu trữ thông tin, tại sao MicroSD lại dần biến mất trên bản đồ sau hơn 2 thập kỉ phát triển? Cùng mình tìm hiểu nhé.
Thẻ MicroSD bắt đầu lên kệ vào năm 2001, dùng cho máy ảnh kĩ thuật số, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, thiết bị chơi game. Nhờ kích thước nhỏ gọn và khả năng chống sốc tốt do trọng lượng rất nhẹ, chúng rất thích hợp để lưu dữ liệu với dung lượng từ 128 MB đến 2 GB và chắc hẳn luôn là một công cụ không thể thiếu tại thời điểm đó.
Nhưng dần dần MicroSD cũng cho thấy những nhược điểm của nó, những nhược điểm rõ ràng nhất có thể kể là dung lượng cơ bản chỉ vỏn vẹn 'sương sương' từ 2 GB đến 8 GB, nhiều lắm thì 16 GB và chắc chắn là không còn phù hợp dành cho nhu cầu sử dụng hiện tại.
Việc bị gò bó với một 'vài' ứng dụng, hình ảnh, video khiến cho trải nghiệm sử dụng của người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tuy nhiên, theo thời gian, giá thành chip nhớ dung lượng cao trên các thiết bị di động đã được giảm đi rất nhiều. Trên những chiếc smartphone ở thời điểm hiện tại, dung lượng tối thiểu đã được tăng lên thành 64 GB, thậm chí là 256 GB khiến vai trò của thẻ nhớ micro SD cũng dần trở nên mờ nhạt.
Ngoài việc loại bỏ thẻ nhớ giúp đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các hãng điện thoại. Nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây tăng cao như iCloud, OneDrive, Google Drive,... cũng được 'thơm lây'.
Người dùng không cần phải chuyển dữ liệu khá lâu giữa điện thoại và thẻ nhớ mà có thể lưu trữ online, vô cùng tiện dụng cho nhịp sống hiện đại và dễ dàng trong việc sử dụng nhiều điện thoại cùng lúc.
2. Thiết kế dạng module - Cách 'tân' nhưng không cách 'tiến'
Ở thời đại công nghệ của chúng ta, chắc hẳn sẽ luôn có phần lớn người dùng chuộng build cho mình một chiếc PC hơn là Laptop bởi vì giá thành hợp lý hơn, bền hơn và đặc biệt chính là khả năng thay đổi linh kiện phần cứng cực kì linh hoạt mà PC mang lại.
Vậy sẽ ra sao nếu sự linh hoạt đó được mang lên smartphone? Dưới đây sẽ là câu chuyện về giấc mơ không thành của smartphone module.
Một trong những ví dụ rõ nét nhất của smartphone thiết kế dạng module chính là LG G5 - một sự sáng tạo khá ấn tượng ở thời điểm 2016 nhưng cũng mang lại nhiều tai tiếng cho nhà sản xuất. Tuy là nguyên khối nhưng G5 vẫn cho phép thay thế pin và thẻ nhớ cho thấy được sự sáng tạo độc nhất của hãng trên thị trường lúc bấy giờ.
Phần thân phía dưới màn hình có thể tháo rời và nhờ đó pin có thể được thay thế, không dừng ở đó phần này sẽ là nơi bạn có thể kết nối với chip xử lý âm thanh cao cấp do Bang & Olufsen thiết kế đem đến trải nghiệm âm thanh tuyệt vời trên di động.
Kèm với đó là có cả công cụ chụp ảnh Cam Plus, camera chụp ảnh 360 độ LG Camera 360, Rolling Bot cho ra những tấm ảnh tuyệt vời hơn và đặc biệt có thể tháo lấp một cách dễ dàng.
Nhưng nhiêu đó sự sáng tạo vẫn không thể che lấp những nhược điểm vô cùng lớn của sản phẩm, đầu tiên có thể kể đến tới sự lỏng lẻo trong khâu thiết kế khi vẫn có nhiều khoảng trống giữa các mô-đun với nhau, khi lắp vào vẫn không chắc chắn cho lắm cho thấy được sự hoàn thiện sản phẩm khá kém.
Các module cũng được bán rời với giá thành khá 'chát' nên cũng không tạo được thiện cảm với người tiêu dùng.
Nhưng lí do lớn nhất có vẻ là nguyên nhân chính dẫn đến hàng xách tay ế ẩm do người dùng không dám mua vì sợ 'đột tử'. Có rất nhiều lời đồn rằng LG G5 bị lỗi đột tử như trên G4 trên các diễn đàn nước ngoài và cả Việt Nam cũng có xảy ra.
Có lẽ chính thiết kế module gặp quá nhiều vấn đề nên từ đó trở về sau hầu như smartphone module không còn chỗ đứng trên thị trường nữa.
3. Thiết kế pin có thể tháo rời đã bị lãng quên?
Trước khi chúng ta có những mẫu điện thoại có thiết kế nguyên khối bằng kim loại vô cùng mỹ miều, thì đã từng có thời gian dài các mẫu điện thoại android sở hữu thiết kế mặt lưng có thể tháo lắp và viên pin đặc biệt có thể thay thế. Nhưng hiện tại hầu như các hãng đã từ bỏ thiết kế này bởi những lí do sau:
Trước tiên, phải kể đến về độ bền khi các sản phẩm theo thiết kế pin có thể tháo rời khó để trang bị tiêu chuẩn chống bụi – chống nước, một điều hầu như đã được giải quyết với thiết kế nguyên khối.
Việc khó trang bị tiêu chuẩn chống nước chính là một điểm trừ vô cùng lớn, góp phần khiến cho độ bền giảm sút, tuổi thọ vì thế bị ảnh hưởng và là nguyên nhân khiến cho các nhà sản xuất phải thay đổi.
Kế đến phải kể đến chính là sự cải tiến dung lượng pin trên các sản phẩm hiện tại đã bền hơn trước rất nhiều và lưu lượng pin đã được nới rộng lên rất nhiều, giúp cho trải nghiệm sử dụng của người sử dụng trở nên đầy đủ hơn, có thể kéo dài đến hết ngày. Điều này khiến cho việc thay thế pin không còn quá quan trọng ở thế hệ điện thoại hiện tại.
Những bộ sạc dự phòng mang theo người cũng được thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và dễ dàng đem đi hơn, không chỉ vậy, những bộ sạc này cũng được bán ra với giá thành hết sức dễ chịu và người dùng điện thoại chỉ cần mang thêm một sợi cáp sạc là hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề pin.
4. Camera thò thụt/xoay lật từng gây 'sốt'. Giờ ra sao?
Một trong những thiết kế khá độc đáo trong vài năm trở lại đây chính là thiết kế camera thò thụt/xoay lật được các hãng lớn như Vivo, OPPO, Asus quảng cáo vô cùng rầm rộ. Tuy nhiên giống như thiết kế dạng module, kiểu dáng thò thụt tưởng chừng là sự đột phá về công nghệ, cuối cùng lại chính là lý do không còn mẫu điện thoại nào có thiết kế giống vậy nữa.
Camera thò thụt/xoay lật đã có màn chào sân khá ấn tượng với Vivo Nex vào năm 2018, tại thời điểm đó chính thiết kế đầy độc lạ này đã giải quyết tất cả vấn đề chúng ta có một chiếc điện thoại mới màn hình tràn viền không tì vết.
Nhưng để có được sự độc đáo đấy chúng ta đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, tiêu biểu là độ bền của sản phẩm. Việc camera thò thụt/xoay lật cũng dẫn đến vấn đề sẽ có nhiều bụi bẩn có thể lọt vào cũng như mô tơ đóng mở hoạt động không còn ổn định, chưa kể chẳng may có những tác động ngoại lực như rơi rớt hay va chạm.
Thêm nữa là những chiếc máy này không hề trang bị tiêu chuẩn kháng nước kháng bụi, vì vậy đây chắc chắn sẽ là vấn đề khá lớn đối với những người dùng bất cẩn. Ngoài ra, việc phải chờ để camera trồi lên khiến cho nhiều người cảm thấy khá khó chịu, dường như việc mở camera selfie ngay lập tức vẫn mang lại sự tiện lợi lớn cho người sử dụng.
5. Loại bỏ Jack 3.5 mm là xu hướng của tương lai điện thoại
Cuối cùng, phải kể đến trend loại bỏ jack 3.5 mm được dẫn đầu bởi Samsung và kẻ tiên phong - Apple. Vậy tại sao các hãng dẫn đầu lại muốn loại bỏ jack 3.5mm? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên, việc loại bỏ jack 3.5 mm sẽ mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn, với jack 3.5mm, âm thanh stereo bị hư tổn do khả năng tách kênh kém dẫn đến chất lượng không tốt vì không đồng bộ giữa điện thoại và tai nghe, dẫn đến trải nghiệm âm thanh không được trọn vẹn dành cho người sử dụng.
Còn Phó chủ tịch mảng Kỹ thuật Phần cứng Dan Riccio thì đưa ra nhận định: "Nó (jack 3.5 mm) đã cầm chân chúng tôi trong việc cải tiến iPhone. Nó chiếm không gian của các công nghệ camera, bộ xử lý và pin. Thành thật mà nói, khi có một giải pháp tốt hơn, giữ nó lại là một việc điên rồ". Việc cải tiến trên đã giúp cho thiết kế của Apple trở nên thanh thoát, cũng như góp phần làm tăng doanh số AirPods của Apple.
Cuối cùng, việc loại bỏ Jack 3.5 mm cũng góp phần làm giảm kích thước màn hình, theo Andy Rubin - Cha đẻ của hãng điện thoại Essential chia sẻ trong cuộc phỏng vấn trên Reddit AMA về việc loại bỏ jack 3.5 mm như sau: "Nếu muốn có jack tai nghe, chúng tôi phải làm viền dưới dày hơn và giảm dung lượng pin 10%. Chúng tôi quyết định ưu tiên màn hình tràn viền đẹp và máy mỏng cùng dung lượng pin tốt."
Tạm kết: Những tính năng, đặc điểm dần bị loại bỏ trong quá trình phát triển của smartphone
Và đó là mình vừa gửi đến bạn TOP 5 những tính năng, đặc điểm dần bị loại bỏ trong quá trình phát triển của smartphone. Liệu chúng mình có bỏ sót tính năng nào không? Hãy để lại bình luận ngay phía bên dưới cho mình được biết với nha.
Bên cạnh đó từ ngày 1/3, khách hàng mua sắm tại Thế Giới Di Động sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi cực lớn. Mọi người tham khảo nút cam bên dưới để biết thêm về chương trình khuyến mãi này, và đừng quên tham gia nhé!
Xem thêm:
- So sánh OPPO Reno8 và OPPO Reno7: Đâu là chiếc OPPO Reno dành cho bạn?
- Lộ diện TOP 4 điện thoại Realme giá rẻ dưới 4 triệu đáng mua nhất 2022
- TOP 5 mẫu điện thoại bán chạy nhất Quý 1/2022, iPhone chiếm spotlight!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.