Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ "qua tay"

TQ Hội
20/12/16
Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ

Năm mới sắp đến, và đây là thời điểm thích hợp nhất để mọi người-mọi nhà mua sắm. Nhiều bạn lựa chọn siêu thị hay cửa hàng điện thoại uy tín để có thể an tâm mua được những sản phẩm chất lượng.

Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có điều kiện và lựa chọn thay thế hàng đầu chính là mua điện thoại "qua tay". Sau đây mình sẽ mách cho bạn những điều cần lưu ý trước khi "trao thân-gửi phận" đối với hình thức mua hàng này.

Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ

Mua sắm "qua tay" là hình thức mua hàng tiềm ẩn đầy rủi ro như lừa đảo, mua phải hàng chất lượng thấp, mua về dùng vài bữa là hư...Tuy nhiên vẫn có cách để giúp bạn lựa chọn được sản phẩm chất lượng và an toàn. Cùng tìm hiểu đó là gì nhé!

1. Giao dịch tại nhà

Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ

Vì đây là hình thức mua hàng 1 lần và không có đảm bảo về sau nên tốt nhất bạn phải yêu cầu người bán giao dịch tại nhà riêng của họ. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng "ăn vạ" khi chiếc điện thoại mình mua về mà chất lượng không được như cam kết ban đầu.

Đồng thời điều này cũng giúp cho người bán e dè và không dám thực hiện những tiểu xảo nhằm lừa dối bạn. Lưu ý: Hạn chế giao dịch tại những địa điểm như quán cafe, trà đá.

2. Tìm hiểu về giấy tờ mua máy

Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ

Có thể khá khó khăn để thuyết phục người bán tìm lại cho bạn những giấy tờ mua bán theo máy, nếu có được chúng thì phần nào sẽ giúp bạn yên tâm hơn về nguồn gốc máy và hạn chế gặp phải hàng dựng hay điện thoại ăn cắp.

Nếu người bán không thể cung cấp giấy tờ theo máy thì bạn có thể truy vấn nhanh để xem đối tượng bán cho mình có trung thực hay không. Ví dụ 1 số câu hỏi như:

3. Điều tra về người bán

Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ

Đây có thể xem là bước khá quan trọng trước khi thực hiện giao dịch với 1 người nào đó, bạn có thể nhìn thấy tên của người bán ngay ở nơi đăng tin. Dùng chính tên hoặc nick name để tìm kiếm trên Google xem có những phản hồi tiêu cực nào hay không.

4. Kiểm tra ngoại hình - chất lượng máy

Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ

Để đảm bảo chất lượng của thiết bị cần mua bạn nên tham khảo trước các hướng dẫn kiểm tra máy cũ trên mạng, sau đó test theo tương tự để đưa ra mức đánh giá khách quan nhất về thiết bị cần mua.

Ngoài ra, hãy kiểm tra các ốc vít theo máy xem có trầy xước gì không. Nếu có thì rất có thể máy bạn sắp mua đã gặp phải hỏng hóc gì đó là được bung ra, hãy trao đổi thẳng với người bán về vấn đề này. Nếu gặp phải sự ú ớ hay nói cho qua chuyện thì nên tạm dừng cuộc mua bán này.

5. Đừng quên trả giá

Những điều lưu ý khi mua điện thoại cũ

Đây là quyền lợi chính đáng trong hình thức mua bán như thế này, nếu cảm thấy điện thoại cần mua trầy sước nhiều hơn so với quảng cáo trước đó thì hãy thẳng thắn trao đổi với người bán về việc giảm giá.

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu người bán giảm bớt 50-100 ngàn tiền xăng xe. Ít ai có thể từ chối điều này lắm!

Xem thêm: Cách kiểm tra thông tin và bảo hành điện thoại nhanh chóng, chính xác nhất

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...