Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Có khi nào bạn thắc mắc: Những biểu tượng này đến từ đâu? Ai tạo ra?

Đóng góp bởi Trấn Minh
01/01/23
Những biểu tượng cảm xúc chúng ta đang dùng đến từ đâu?

Nhờ sự phổ biến của mạng xã hội, những ứng dụng chat trực tuyến và smartphone cá nhân mà hiện giờ, những emoticon (emoji - biểu tượng cảm xúc) đã trở nên thân thuộc. Dù vậy, bạn có biết chúng đến từ đâu không? Hãy đọc bài để tìm câu trả lời!

Xuất thân từ một nước Á Châu

Trước khi đi vào phần nội dung chính, mình muốn tiết lộ cho các bạn một fun fact nho nhỏ thế này: Nếu mang ra dịch ở từ điển thì cả "emoticon" và "emoji" đều có nghĩa là biểu tượng cảm xúc.

Tuy nhiên trên thực tế, 2 từ này có xuất xứ và trường nghĩa hoàn toàn khác nhau! Cụ thể, nếu "emoticon" là lối ghép chữ đến từ trời Âu (emotion - cảm xúc với icon - biểu tượng) thì "emoji" chính là sản phẩm của "e" (絵 - bức tranh) cùng "Moji" (文字 - nhân vật) trong tiếng Nhật.

Bộ biểu tượng ASCII
Bộ biểu tượng ASCII - Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York

Okay, bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại năm 1999 - khi mà Shigetaka Kurita đang chịu trách nhiệm thiết kế các tính năng cho trình nhắn tin i-mode của NTT DoCoMo. Là fan ruột của manga (truyện tranh Nhật), Kurita thừa nhận rằng ông luôn cảm thấy "ám ảnh" và bị lôi cuốn bởi những tranh vẽ cô động để miêu tả cảm xúc nhân vật.

Từ đó, người kỹ sư Nhật Bản này đã cho ra đời bộ biểu tượng ASCII lấy ý tưởng từ các hình ảnh dự báo thời tiết, các hoạt động thường nhật và cả biểu cảm trên khuôn mặt đồng nghiệp,... Ban đầu, bộ ASCII này chỉ bao gồm 172 icon với kích thước 12 x 12 pixel nhưng sau này nó đã đa dạng hơn gấp nhiều lần!

Trở thành tiêu chuẩn cho cả thế giới

Tạm xa nước Nhật một xíu, bây giờ mình muốn hỏi: Bạn đã từng nghe nói về Unicode Consortium, một tổ chức phi lợi nhuận có trách nhiệm đảm bảo sự toàn vẹn thông tin khi truyền đi? Hay gần hơn là chuẩn Unicode vẫn hay dùng khi gõ tiếng Việt?

Vâng, đó chính là nơi/thứ có liên quan mật thiết đến các biểu tượng cảm xúc mà chúng ta đang bàn trong bài viết này!

Unicode Consortium là nơi/thứ có liên quan mật thiết đến các biểu tượng cảm xúc

Được biết trước đây, trong quá trình thực hiện sứ mệnh mang tiếng Nhật vào quy chuẩn Unicode chung, tổ chức này đã nhận ra rằng: Ngoài những chữ cái Hán tự đặc sắc, đất nước mặt trời mọc còn có một tổ hợp những biểu tượng phi ngôn ngữ thú vị hoặc khá rườm rà - tuỳ cảm nhận (bộ biểu tượng ASCII kể trên).

Trong lúc đứng giữa 2 lựa chọn: Hoặc là mang tất thảy mớ hỗn độn này vào tiêu chuẩn thế giới hoặc là để người Nhật bị cô lập thông tin - gửi đi mà không ai nhận được? Unicode Consortium đã chọn phương án đầu tiên!

Unicode Consortium đã quyết định mang emoji vào chuẩn chung!

Ban đầu, dường như chỉ có người Nhật với nhau là gửi đi và nhận về emoji thay vì viết bằng ngôn ngữ. Nhưng rồi cho đến khi Apple ra mắt chiếc iPhone đời đầu với sự ưu ái cho thị trường Nhật bằng cách tích hợp hàng loạt emoticon vào bàn phím ảo.

Một người Mỹ, hai người Mỹ và đến người thứ ba chợt phát hiện: Mình có thể gửi hàng loạt biểu tượng "đống phân" cho bạn bè trên tin nhắn SMS và thế là emoticon đã bùng nổ và trở thành trào lưu.

Người Mỹ đã phát hiện icon bựa trên iPhone

Minh chứng là giờ đây, trên mỗi nền tảng hệ điều hành hoặc các ứng dụng chat chit, đâu đâu cũng có sự xuất hiện dày đặc của các biểu tượng cảm xúc đặc trưng. Từ các bạn trẻ cho đến những bà mẹ bỉm sữa, ai ai cũng biết cách gửi đi thông điệp bằng những biểu tượng cảm xúc!

Song, chính sự đa dạng này cũng đang khiến tình hình trở nên bất ổn. Bởi ở mỗi nền văn hoá/mỗi người/mỗi nền tảng,... khác nhau người ta sẽ có cách nhìn nhận không thống nhất dành cho một biểu tượng.

Vậy nên bài toán cho các ông lớn công nghệ như Google, Apple, Facebook và cả Unicode Consortium là phải tạo ra một chuẩn chung thay vì tự do sáng tạo, để trí tưởng tượng bay cao, bay xa và... bay luôn!

Có ai chưa từng dùng emoji không?

Tựu lại, với xuất thân từ nội bộ Nhật Bản, bây giờ emoji đã trở thành một chuẩn chung không thể thiếu với tất thảy mọi người. Và thật đặc biệt nếu giờ đây bạn nói rằng: Tôi chưa bao giờ dùng emoticon, có phải không?

Xem thêm: "Lật lại ký ức" với những icon "huyền thoại" của Yahoo ngay trên Facebook

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...