Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự sụp đổ của "đế chế" BlackBerry?

Nguyễn Nhật
01/10/16
blackberry_dead

Quay trở lại thời điểm năm 2006, cái thời mà iPhone vẫn chưa ra mắt, lúc đó những chiếc smartphone tốt nhất và cao cấp nhất luôn đến từ cái tên BlackBerry.

Chỉ 10 năm trước thôi, những chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android hay iPhone thế hệ đầu tiên còn phải dè chừng với cái tên "Dâu đen" thì giờ đây mọi thứ đã thay đổi 180 độ, BlackBerry đã không còn là chính mình trong khi hai "ông lớn" kia ngày càng độc chiếm thị trường smartphone.

Nhưng tại sao "đế chế" BlackBerry lại sụp đổ trong khi họ đã từng là một "gã khổng lồ" thực sự của làng công nghệ?

Và đây là câu trả lời: chính sự thành công trong quá khứ của "Dâu đen" đã giết chết họ. Chính BlackBerry đã tự "đào mồ chôn" cho mình chứ không phải iPhone của Steve Jobs hay bất kỳ một chiếc smartphone nào khác bắt họ phải sa sút đến như vậy. Khi thành công đang ở cạnh bên BlackBerry, nó cũng vô tình đem đến cho họ hai "liều thuốc độc", đó chính là sự bảo thủ và tự mãn.

 bb-priv

Lúc iPhone và smartphone Android được bán ra, BlackBerry vẫn nghĩ rằng họ vẫn đang dẫn đầu thị trường điện thoại và họ vẫn đang là kẻ buộc những người khác phải phát triển theo ý của "Dâu đen".

Nhưng không, khi mà thế giới công nghệ đã nhận ra rằng chính những chiếc smartphone với màn hình cảm ứng và màn hình hiển thị phải ngày càng to dần ra mới chính là xu hướng phát triển thì BlackBerry vẫn mãi tự mãn với thành công đang có của mình. Họ cho rằng những chiếc Bold của họ với màn hình vừa phải, cộng thêm bàn phím QWERTY vật lí mới là xu hướng.

Thậm chí vào thời điểm năm 2010 hay 2011, những kẻ mới chập chững bước vào thị trường smartphone như LG, Samsung hay HTC còn làm tốt hơn cả BlackBerry khi không những cung cấp smartphone màn hình lớn mà còn tạo ra một cuộc chạy đua về cấu hình nhằm đáp ứng cho người dùng cái gọi là sự giải trí và làm việc thực sự trên một chiếc smartphone nó như thế nào.

Thực ra sự tự mãn của BlackBerry cũng phần nào đến từ việc họ vẫn đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các cơ quan chính phủ và từ những người doanh nhân đã quen sử dụng các sản phẩm của "Dâu đen".

blackberry-classic-vs-iphone

Sự bảo mật tuyệt vời, khả năng quản lí email và công việc tốt đã giúp những người không quá chạy theo xu hướng không nghệ vẫn trung thành với BlackBerry.

Đó chính là một trong những sai lầm đã dẫn đến một "đế chế" gần lụi tàn như ngày hôm nay. Không chỉ bảo thủ trong việc thay đổi phần cứng smartphone của mình, BlackBerry cũng khá bảo thủ trong việc đưa ra một hệ điều hành mới nhằm cạnh tranh sòng phẳng với iOS và Android.

Cho đến khi họ tung ra hệ điều hành BlackBerry 10 (BB 10) thì mọi chuyện đã quá muộn, người dùng đã hài lòng với "hệ sinh thái ứng dụng" mà iOS và Android mang lại, cộng thêm việc các lập trình viên chẳng mấy mặn mà với hệ điều hành mới của "Dâu đen" đã dẫn đến BB 10 chỉ là một hệ điều hành rất tốt dành cho công việc mà thôi.

Thấy được số lượng ứng dụng nghèo nàn của BB 10 nhưng BlackBerry không khuyến khích và thu hút các lập trình viên, trái lại họ cho phép cài đặt các ứng dụng trên hệ điều hành Android ngay trên BB 10 nhằm giải quyết vấn đề trên.

passport

Đó tiếp tục là một sai lầm nữa của BlackBerry, nó cho thấy được "gã khổng lồ" này đã ngủ quên trên chiến thắng quá lâu và đến khi thức tỉnh rồi chạy theo thế giới công nghệ đang thay đổi như vũ bão thì mọi chuyện đã quá muộn.

Bài học về sự thất bại của BlackBerry thực sự là một bài học quý giá cho những ai đang ở trong một môi trường kinh doanh đầy khốc liệt. Thành công có thể bắt tay với bạn nhưng chẳng ai biết được rằng khi nào nó đẩy ta xuống vực sâu. Việc tự mãn và bảo thủ trong mảng công nghệ là một điều tối kị đối với bất cứ công ty nào.

Vậy nên mình xin mượn câu nói trứ danh của Steve Jobs làm đoạn kết cho bài viết này: "Stay hungry, stay foolish" - "Hãy cứ khao khát, hãy cứ dại khờ" để thành công vẫn mãi ở lại cùng chúng ta các bạn nhé.

Xem thêm: 

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...