Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Người dùng Mỹ đang “rời xa” những sáng tạo công nghệ cho smartphone

Phạm Hoài Thanh
24/03/19
huawei-oppo-vivo

Theo nhận định từ trang Android Central, Mỹ có thể vẫn là thị trường smartphone thuộc loại lớn nhất thế giới nhưng không phải là nơi thú vị nhất, bởi những sáng tạo công nghệ dành cho điện thoại thông minh không có mặt ở đây, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Thiết kế điện thoại mới nhất không đến Mỹ

Trong 12 tháng vừa qua, chúng ta đã thấy rất nhiều thay đổi về thiết kế smartphone. Các nhà sản xuất phát minh những cách mới và đầy sáng tạo để thu hẹp viền màn hình.

Trong đó, Vivo và OPPO giới thiệu các thanh trượt cơ khí bật lên để “giấu” camera phía trước (thậm chí cả phía sau với OPPO), khiến mặt trước điện thoại trông “sexy” hơn hẳn. Loạt thiết kế mới đến từ các hãng Trung Quốc là rất thú vị, nhưng chúng sẽ không đến Mỹ trong tương lai gần.

 find-x-vivo-nex

Vivo NEX là thiết bị đầu tiên có mặt trước gần như toàn màn hình. Ngay sau đó, OPPO giới thiệu Find X với thanh trượt chứa cả camera trước và sau. Vẫn là một sản phẩm đến từ OPPO - R17 Pro không sở hữu camera trượt, nhưng đi kèm sạc nhanh công suất lên đến 50W và có thiết kế mặt lưng màu gradient vô cùng quyến rũ.

Camera bật lên đang tiếp tục được Vivo phát triển. Mới đây nhất, họ đã đưa công nghệ này xuống phân khúc tầm trung với mẫu V15 (có giá chỉ 7.99 triệu tại Việt Nam). Ít tháng trước, công ty Trung Quốc cũng vừa giới thiệu nguyên mẫu của chiếc điện thoại "không cổng, không lỗ" độc đáo, để lại cho chúng ta nhiều hứng khởi về những gì Vivo sẽ công bố trong năm 2019.

Kế đến, đến lượt Xiaomi "chiếm diễn đàn" với Mi MIX 3. Ngoài toàn bộ màn hình trượt xuống để lộ camera trước cho viền “mỏng như dao cạo”, máy còn nổi bật với phần khung bằng gốm và phần cứng mạnh mẽ. Sản phẩm đang được bán ở một vài thị trường phương Tây như Vương quốc Anh với giá khoảng ​​660 USD nhưng sẽ không được lên kệ ở Mỹ.

xiaomi-mi-mix-3
Xiaomi Mi MIX 3

Mi 9 - flagship mới nhất của Xiaomi cũng sẽ không đến Mỹ. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên của Xiaomi có 3 camera ở mặt sau và đi kèm khả năng sạc không dây 20W, nhanh hơn nhiều so với sạc có dây thông thường của iPhone (chỉ 5W).

Về phía Huawei, hãng đã trình làng những chiếc điện thoại thuộc loại tốt nhất năm ngoái, nhưng do rắc rối về chính trị giữa Huawei và chính phủ, người dùng Mỹ đang bỏ lỡ camera tuyệt vời được cung cấp bởi Mate 20 Pro hay trong tương lai có thể là điện thoại màn hình gập mà hãng đã ra mắt - Mate X.

Nói tóm lại, các nhà sản xuất Trung Quốc đã vượt qua nhiều ranh giới về thiết kế điện thoại trong 12 tháng vừa qua. Tuy nhiên, khách hàng ở Mỹ - thị trường quan trọng nhất thế giới không có quyền tiếp cận bất kỳ chiếc điện thoại nào như vậy. Tại đây, mọi thứ vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của AppleSamsung - 2 hãng chiếm 69% doanh số smartphone trong quý 4/2018.

Điện thoại tầm trung: Mọi thứ còn tệ hơn

smartphone-tam-trung

Khi nói đến flagship, vấn đề chỉ là người dùng bị hạn chế các tùy chọn. Với nhóm thiết bị tầm trung, tình hình thậm chí còn tệ hơn. Moto G7 là một trong những điện thoại "giá phải chăng" tốt nhất bạn có thể mua ở Mỹ - nó đang chạy chip Snapdragon 632. Mạnh nhất trong số những mẫu điện thoại giá dưới 400 USD tại Mỹ là Nokia 7.1 - máy sử dụng vi xử lý Snapdragon 636.

Với cùng số tiền đó, bạn có thể trên tay POCO F1 ở Anh, tức được cung cấp chip Snapdragon 845 với chức năng làm mát bằng chất lỏng và pin 4.000 mAh. Thực tế, không có bất kỳ thiết bị nào tích hợp chip Snapdragon 660, 670 hoặc 675 (những vi xử lý tầm trung được đánh giá cao của Qualcomm) hiện diện ở Mỹ.

Ngược lại, hàng loạt các tùy chọn hấp dẫn có sẵn ở Ấn Độ. Moto G6 Plus "chết yểu" nhanh chóng khi đến Ấn Độ vào năm ngoái vì có ít nhất 5 sản phẩm cung cấp phần cứng tốt hơn với chi phí thấp hơn.

Đầu năm nay, Xiaomi đã phát hành Redmi Note 7 Pro tại Ấn Độ. Cấu hình của máy bao gồm chip Snapdragon 675, camera kép với cảm biến chính 48 MP và pin 4.000 mAh hỗ trợ sạc nhanh Quick Charge 4. Chúng ta còn có ASUS ZenFone Max Pro M2 trang bị chip Snapdragon 660 với giá dưới 200 USD hay Honor 10 Lite sử dụng Kirin 710 và danh sách này sẽ còn được nối dài.

Redmi-Note-7-Pro

Mức độ cạnh tranh khốc liệt ở Ấn Độ đã khiến giá bán smartphone giảm đáng kể trong 2 năm vừa qua. Giờ đây, chỉ với 150 USD, điện thoại đã có thể sở hữu phần cứng tốt. Mặc dù vậy, điều đó cũng nói lên rằng, không dễ để các nhà sản xuất Trung Quốc tiến vào Mỹ (như chúng ta đã thấy với LeEco) vì việc này đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và các thỏa thuận với nhà mạng.

Kết

Chắc chắn, xâm nhập thị trường Mỹ đòi hỏi nhiều chi phí hơn vì các nhà sản xuất cần hợp tác với các nhà mạng để phân phối (tại đây, phân phối qua nhà mạng là hình thức phổ biến nhất). Vì vậy, rất dễ hiểu khi các thương hiệu Trung Quốc khó có thể bán điện thoại với giá thấp như vậy khi tiến vào Mỹ.

Khi đó, người dùng Mỹ sẽ phải tiếp tục đối diện với sự thật rằng: Họ không có nhiều cơ hội trải nghiệm những cải tiến công nghệ mới nhất dành cho smartphone.

Xem thêm: 

Biên tập bởi Trấn Minh
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...