Ngày này năm xưa: 30 năm phát triển hệ điều hành Windows
30 năm trước, cuộc cách mạng PC bắt đầu nổ ra và Microsoft đã chính thức trình làng phiên bản Windows đầu tiên của họ vào ngày 20/11/1985, thừa hưởng thành công từ MS-DOS. Đó là một cột mốc lớn mở đường cho các phiên bản Windows hiện đại mà các bạn đã và đang sử dụng cho đến ngày hôm nay.
Dẫu vậy, nhìn vào Windows 10 bạn sẽ khó bắt gặp những điểm tương đồng so với Windows 1.0, vì nó đã mang phong cách thiết kế hiện đại và đẹp mắt hơn. Lúc bấy giờ, Windows 1.0 nhận rất ít lời khen từ các nhà phê bình, những người tin rằng nó không đáp ứng được mong đợi của họ. Đặc biệt, họ cảm thấy rằng Windows 1.0 đã quá chú trọng vào chuột máy tính tại một thời điểm khi khái niệm vẫn chưa phổ biến rộng rãi, không cung cấp đủ nguồn lực cho người dùng mới, và có nhiều vấn đề, nhất là hiệu suất trên hệ thống có thông số kỹ thuật phần cứng thấp hơn, hoặc khi đa nhiệm.
Tuy nhiên, tác động tương lai của Windows bị đánh giá thấp bởi các nhà phê bình tại thời điểm đó. Dù có nhiều khiếm khuyết, tuy nhiên WIndows 1.0 lại là một cột mốc quan trọng đối với Microsoft và các sản phẩm trong tương lai. Windows 1.0 chính thức được tuyên bố đã lỗi thời và không được hỗ trợ bởi Microsoft vào ngày 31 Tháng 12 năm 2001.
Trở lại năm 1985, Windows 1.0 yêu cầu cấu hình phần cứng bao gồm: Hai đĩa mềm, bộ nhớ 256KB và một card đồ họa. Microsoft mô tả phần mềm như là một trình điều khiển thiết bị cho MS-DOS 2.0. Bằng cách hỗ trợ đa nhiệm trong các cửa sổ khi sử dụng các ứng dụng xử lý tốt mà chỉ được sử dụng các cuộc gọi hệ thống DOS, và cho phép ứng dụng không xử lý tốt chạy trong một màn hình, Windows khác so với cả Visi On của VisiCorp và Lisa của Apple Computer bằng cách ngay lập tức cung cấp nhiều ứng dụng.
Không giống như Visi On, các nhà phát triển Windows không cần phải sử dụng Unix để phát triển các ứng dụng máy tính IBM; Microsoft lên kế hoạch để khuyến khích các công ty khác, bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, để phát triển cho Windows bằng cách không đòi hỏi một giao diện người dùng của Microsoft trong các ứng dụng của họ. Nhiều nhà sản xuất máy tính MS-DOS như Compaq, Zenith, và DEC hứa hỗ trợ, cũng như các công ty phần mềm như Ashton-Tate và Lotus.
IBM dẫn dắt các yếu tố liên quan tới phần cứng trong những năm tiếp theo, còn Microsoft đã tạo ra một môi trường tuyệt vời để kích thích các nhà phát triển phần mềm viết ứng dụng cho Windows. Họ đảm bảo sự cởi mở cho hệ điều hành của mình, đồng thời có một chút thay đổi để phù hợp hơn với cấu hình phần cứng lúc đó. Từ các công ty phần cứng máy tính cho tới những nhà phát triển phần mềm lớn tại thời điểm đó đều bị Windows thu hút. Cách tiếp cận thị trường của Microsoft tỏ ra vô cùng hiệu quả, khi những chiếc máy tính do các hãng OEM bán ra, đế chế Windows dần hình thành. Đó là một nền tảng cho phép bạn nâng cấp qua từng phiên bản của Windows, như video dưới đây thể hiện.
Windows đã thống trị thị phần máy tính cá nhân toàn cầu trong suốt 30 năm qua. Apple vẫn không ngừng phát triển Mac OSX để làm đối thủ trực tiếp với Windows. Microsoft tiếp tục tinh chỉnh và phát triển Windows, tạo ra những ứng dụng mới cho các thiết bị, trong doanh nghiệp, rồi bây giờ tập trung vào điện toán đám mây trong những năm gần đây. Với sự phổ biến của smartphone và máy tính bảng hiện đại đã khiến Windows ngày càng khó sống hơn. Tuy vậy, tương lai của Windows nói riêng và Microsoft nói chung sẽ ra sao, hãy chờ đến năm 2045 và cùng nhau kỷ niệm 30 năm một lần nữa về những thay đổi của hệ điều hành từ hãng này.
Mời bạn cùng xem lại ảnh chụp màn hình giao diện desktop của các phiên bản hệ điều hành trong 30 năm qua:
Hiện tại bạn đang dùng Windows mấy, và đánh giá hệ điều hành này như thế nào?
Nguồn: Theverge
Xem thêm:
- Hướng dẫn cập nhật phiên bản lớn đầu tiên cho Windows 10
- Cẩm nang tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết về Windows 10
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.