Ngành bán dẫn sẽ là tương lai, một thị trường cực kì béo bở còn nhiều dư địa, nhưng vẫn còn đó nhiều thách thức

Ngành bán dẫn nói chung hay ngành sản xuất các linh kiện chip, chip nhớ nói riêng, đang dần thể hiện tầm quan trọng bậc nhất của mình, khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà công nghiệp sản xuất công nghệ cao khác.
Và dĩ nhiên không phải đến hiện tại chúng ta mới gọi đây là tương lai của nền công nghệ. Nhưng mảnh đất này còn vẫn nhiều dư địa để cho sự phát triển? Hãy cùng mình tìm hiểu sơ bộ qua bài viết hôm nay.
Sự ảnh hưởng của công nghiệp bán dẫn lên nền sản xuất công nghệ cao
Có thể nói, sự ảnh hưởng của công nghệ bán dẫn ảnh hưởng sâu sắc đến nền công nghệ nói chung, sự tiến bộ và phát triển của công nghiệp sản xuất công nghệ cao nói chung.
Từ xe hơi, laptop đến các chiếc smartphone rồi cả TV, tủ lạnh,... thậm chí đến cả những đồ gia dụng như nồi cơm, bếp từ đều được trang vị chip bán dẫn hay vi xử lý bên trong.

Hướng tới nền công nghệ với IoT (Internet vạn vật), vai trò của chip bán dẫn là không thể phủ nhận, mang tính định hướng.
Nhiều năm trở lại đây, nền công nghiệp bán dẫn đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất với những tên tuổi đến từ Châu Á như TSMC, Samsung SSI hay MediaTek.
Theo như những dự đoán của các chuyên gia, thị phần sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và khu vực Châu Á sẽ tiếp tục nắm vững mũi nhọn của ngành công nghiệp bán dẫn. Ngoài những cái tên được kể trên, thì tại Trung Quốc thì các công ty bán dẫn nội địa đang được sự hổ trợ đắc lực từ chính quyền.
Nghe qua thì có thể dễ dàng nhận thấy Châu Á đang có thể mạnh áp đảo, nếu không muốn nói là nắm trùm chóp của nền công nghiệp này. Vậy sự hiện diện của các cường quốc như Mỹ hay Châu Âu nằm đâu trên bản đồ?

Thực tế, các công ty như chúng ta hay nghe tới như Qualcomm, AMD hay Nvidia,... đều phần lớn chỉ nắm các thiết kế, công nghệ lõi hơn là khả năng chế tạo. Giống với việc các hãng đang nắm lầy phần chóp của nền công nghiệp, thứ có giá trị cao nhất - các bản thiết kế kiến trúc.
Tuy nhiên, tình hình đại dịch năm vừa qua, cũng như sự trỗi dậy của các công ty thiết kế chip mới nổi, đang đe đọa các công ty công nghệ kia và buộc họ phải thay đổi chiến lược ngay bây giờ, trước khi quá muộn.
Sự khó khăn do Covid-19 hay nguyên nhân nào khác?
Thực tế chính việc cố giữa lấy khư khư phần cao nhất của đường công nụ cười mà chỉ sau 40 năm, từ 1970, các hãng công nghệ từ Mỹ hay Châu Âu đã để gần như toàn bộ nền công nghiệp này về phía Châu Á, với những sự tăng trưởng nhanh chóng do nhu cầu thị trường.

Câu chuyên dai dẳng này đã được quan tâm và đem ra thảo luận nhiều, nhưng mãi đến khi sự xuất hiện của Covid-19 đã kiến nền công nghiệp này trở nên bị động và lệ thuộc vào những cái tên như TSMC, Samsung SSI hay MediaTek.
Theo như đại diện TSMC cho biết, nếu 2021 hãng đẩy hết công suất hiện tại thì chỉ đáp ứng được quá bán nhu cầu thực tế từ các đơn hàng.
Có thể nói chính Covid 19 đã giúp các công ty bán dẫn ăn nên làm ra, nhưng đi kèm đó chính là thách thức cơ bản trong kinh doanh đó là không để quá nhiều trứng vào 1 giỏ.

Rủi ro về nhân công, năng suất và sự phụ thuộc cũng như tương lai của nèn công nghiệp này, đã khiến 19 công ty Mỹ đệ đơn lên chính quyền của tổng thống Biden. Yêu cầu ông nên thật sự quan tâm đến công nghiệp bán dẫn tại Mỹ với những chính sách hợp lý.
Có thể nói, nền công nghiệp bán dẫn này chính là tương lai của nền công nghệ cả toàn thế giới. Tuy nhiên, trước các thách thức mới, sự rủi ro cũng không hề kém cạnh đi. Liệu sẽ có những biến động gì tiếp theo?
Hãy cùng chúng mình chờ xem, còn bây giờ hãy để lại bình luận của bạn bên dưới nhé!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.