Motion Eye là gì? Có giống công nghệ quay phim chậm (Slow Motion)?
Motion Eye là công nghệ quay phim chậm Slow Motion chất lượng cao 960 fps, được Sony tích hợp trên flagship Xperia XZ Premium tại sự kiện MWC 2017 vừa qua. Vậy công nghệ này có gì hay?
Trước khi tìm hiểu về Motion Eye, chúng ta cùng tìm hiểu về công nghệ quay video chậm (Slow Motion). Đây là một thuật ngữ chuyên môn, để rõ hơn về thuật ngữ này, chúng ta cần biết thêm thuật ngữ cần thiết khác.
Khung hình và tốc độ khung hình
Khi xem một video hay một bộ phim, bạn cứ nghĩ như mình đang xem vật thể chuyển động đã được ghi lại và phát ra y như thế. Quá trình này không đơn giản như bạn nghĩ.
Thực tế là vẫn ghi lại nhưng với nhiều bức hình (khung hình). Nhiều khung hình này xuất hiện nối tiếp nhau gây ảo giác và tạo nên sự chuyển động của vật thể trong video. Càng nhiều khung hình xuất hiện trong một giây (tốc độ khung hình) thì mắt người càng khó để nhận biết hơn.
Ánh sáng và tốc độ màn trập
Một phần quan trọng của quay phim slow motion là tốc độ màn trập. Mội chiếc máy ảnh sẽ có một màn trập, công dụng của nó là điều chỉnh ánh sáng lọt vào khung hình. Tùy vào tốc độ trập lại của màn trập này mà đoạn video đó thu được nhiều hay ít ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nhiều thì khung hình sẽ sáng và có thể gây mờ hình ảnh.
Trong thực tế thì người quay phim sẽ điều chỉnh tốc độ màn trập chậm lại một chút để thu được nhiều ánh sáng hơn làm mờ sự chuyển động của vật thể. Thủ thuật này tránh tình trạng hình ảnh quá rõ ràng gây sự giả tạo.
Nói chung, một video hay một bộ phim bình thường thì đều hướng tới kết quả cuối cùng là gần giống với mắt người nhìn thấy nhất để tạo cảm giác chân thật.
Ngược lại, khi quay video chậm thì tốc độ màn trập phải cao nên hình ảnh rõ ràng hơn, để khi kéo dài tốc độ khung hình thì hình ảnh vẫn rõ ràng. Tuy nhiên, do tốc độ màn trập cao nên video sẽ thu được ít ánh sáng. Thông thường chỉ nên quay video chậm ở nơi đủ sáng để thấy chủ thể rõ ràng.
Video quay chậm (Slow Motion) là gì?
Khi hiểu rõ hết những thuật ngữ trên thì chúng ta sẽ có thể đoán ra cách mà một video quay chậm được hình thành. Video quay chậm có những yếu tố cơ bản như sau.
+ Tốc độ khung hình của máy quay ghi nhận lại sẽ cao hơn, sau đó điều chỉnh lại tốc độ phát các khung hình này chậm lại. Thông thường là 24 fps (24 khung hình trong 1 giây) là tốc độ mà mắt người không thể nhận biết độ nghỉ (khoảng cách xuất hiện của các khung hình liên tiếp). Vì vậy thông thường nhiều video sẽ phát ở tốc độ này dù cho đó là video chậm hay bình thường.
Ví dụ như khả năng ghi khung hình của chiếc iPhone 5s là 120 fps. Nếu phát ở mức 120 fps thì vật thể vẫn chuyển động bình thường như mắt người nhìn thấy, còn nếu phát ở mức 24 fps thì sẽ tạo hiệu ứng quay chậm.
Nếu phát mở mức thấp hơn nữa (dưới 24 fps) thì sẽ gây ra hiện tượng lag hình ảnh (tương tự như xem Youtube mà mạng kém phải dừng chờ tải tiếp, nhưng xuất hiện với tần suất cao và đều hơn).
Tóm lại khả năng ghi khung hình của thiết bị càng cao thì video đó sẽ có thể điều chỉnh độ chậm, hiệu ứng càng cao,… nhưng lại có độ lag của video ít hơn so với thiết bị có khả năng ghi khung hình kém hơn.
+ Bên cạnh đó người quay còn phải điều chỉnh ánh sáng, tốc độ màn trập,… để có một video quay chậm độc đáo.
Motion Eye là gì? Khả năng quay chậm của Sony Xperia XZs và XZ Premium
Điểm đáng chú ý nhất trên bộ đôi Xperia XZs và XZ Premium vừa được Sony ra mắt ở MWC 2017 đó là chiếc camera 19 MP, với khả năng ghi 960 khung hình trong 1 giây. Công nghệ này được Sony gọi là Motion Eye.
Công nghệ quay chậm trên smartphone không mới, nhưng với tốc độ 960 fps của bộ đôi Xperia XZs và XZ Premium là lần đầu tiên. Tốc độ này gấp 4 lần tốc độ 240 fps đang có trên những smartphone hiện đại nhất hiện nay.
Điều này có nghĩa là khi quay một video (Slow Motion) với độ dài khoảng 30 giây thì có thể phát ra video tốc độ chậm lên đến 1.200 giây (20 phút) mà không khiến người xem nhận ra sự giật lag của video.
Đó là những giải đáp cơ bản nhất của mình về công nghệ quay chậm này. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn gì chưa rõ trong bài viết hay muốn mình giải đáp những công nghệ khác thì hãy comment bên dưới nhé!
Xem thêm:
- Công nghệ VR là gì? AR là gì? Giống nhau hay có gì khác biệt?
- AI là gì? Vì sao trí tuệ nhân tạo sẽ giúp smartphone "thông minh" hơn?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.