Microsoft xây dựng trung tâm dữ liệu dưới đáy biển với 864 máy chủ
Là một công ty lớn trong thị trường cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, Microsoft đang quan tâm đến việc tìm ra cách tốt hơn để lưu trữ và cấp nguồn cho máy móc của mình. Theo nguồn tin gần đây, Microsoft đang triển khai một trung tâm dữ liệu ở đáy biển ngoài khơi quần đảo Orkney ở Scotland.
Ý tưởng này là một phần của dự án Natick, một sáng kiến để xác định các cách bền vững nhằm khởi động các đơn vị quản lý dữ liệu quy mô lớn. Giai đoạn đầu tiên, khởi động vào năm 2014, Microsoft đã xây dựng một trung tâm dữ liệu chìm nhỏ tương đương 300 máy tính để bàn và thả nó xuống đại dương. Sau đó vào tháng 2/2016, họ trở lại để kiểm tra xem nó có thực sự hoạt động hay không.
Con tàu đó đã hoạt động gần bốn tháng. Trong giai đoạn hai, khởi động cách đây vài hôm, Microsoft đã nhấn chìm một container chứa 864 server trên 12 giá đỡ trong một chiếc tàu chìm kín có kích thước bằng một container vận chuyển tiêu chuẩn dài 40 feet, tại khu vực đảo Orkney, Scotland.
Trung tâm dữ liệu dưới biển mới được thử nghiệm của Microsoft được đặt ở độ sâu 35 mét dưới mực nước biển, nó được thiết kế để hoạt động trong 5 năm mà không cần phải bảo trì.
Trong giai đoạn này, Microsoft đã chọn làm việc với Naval Group, một công ty có trụ sở tại Pháp trong 400 năm với chuyên môn toàn cầu về kỹ thuật, chế tạo và duy trì các tàu và tàu ngầm cấp quân sự cũng như các công nghệ năng lượng biển.
Công ty Jones Lang LaSalle Hotels cho biết rằng khoảng một nửa dân số thế giới sống trong vòng 120 dặm gần bờ, vì vậy việc trang bị các máy chủ gần đó cho phép họ có thể truy cập nhanh hơn các dịch vụ trực tuyến.
Tiếp theo, chúng có thể được cung cấp bởi các nhà máy năng lượng gió và nước, vì vậy bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc mất điện hoặc chi phí năng lượng. Cuối cùng, nước trong đại dương khá lạnh, do đó có thể làm mát các trung tâm dữ liệu mà không phải chịu thêm chi phí cho cân bằng nhiệt.
Hơn nữa, nhờ vào tính linh hoạt của dự án này, Microsoft có thể mang server của mình tới với những vùng đất địa hình khó khăn, hiểm trở, hay không có đất để xây dựng các trung tâm dữ liệu mặt đất.
Theo The Next Web dẫn lại, trung tâm dữ liệu cụ thể này sẽ được theo dõi trong 12 tháng tới. Các nhà nghiên cứu tại Microsoft sẽ theo dõi các yếu tố như mức tiêu thụ điện năng, mức độ ẩm bên trong và nhiệt độ. Công ty hy vọng rằng họ cuối cùng sẽ hoàn thiện hệ thống triển khai các trung tâm dữ liệu rẻ hơn trong nhiều năm.
Đây không phải là lần đầu tiên Microsoft đưa hạ tầng xuống dưới mực nước biển. Tháng 9 năm ngoái, công ty đã hợp tác với Facebook và công ty viễn thông Tây Ban Nha Telxius trong Dự án Marea để đặt cáp kéo dài 6.600 km (~ 4.000 dặm) dưới biển giữa bãi biển Virginia ở Mỹ và Bilbao, Tây Ban Nha, để truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 160 terabits mỗi giây.
Nếu thành công, dự án này sẽ là một bước quan trọng để mang tới sự tiến hóa của nền tảng điện toán đám mây. Các ứng dụng trên nền di động cũng như web đang dần chạm tới giới hạn xử lý của mình khi đạt tới vận tốc ánh sáng, và lúc này thứ tiếp theo ảnh hưởng đến tốc độ sẽ là khoảng cách giữa thiết bị tới trung tâm dữ liệu.
Christian Colady, Tổng giám đốc chiến lược và kiến trúc cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của Microsoft giải thích: “Năng lượng tái tạo biển là một bước tiến để thực hiện tầm nhìn của Microsoft về các trung tâm dữ liệu".
Xem thêm:
- Chính thức: Microsoft đã hoàn tất việc mua lại GitHub
- Microsoft Surface Phone sẽ sử dụng chip ARM, lộ mã trong Windows 10 SDK
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.