Microsoft đang dần chuẩn bị cho những xu hướng mới trong tương lai

Trong những năm qua, Microsoft không chỉ quan tâm đến những sản phẩm quen thuộc của họ như Windows, Windows Phone, Xbox,… mà còn đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển AI (trí tuệ nhân tạo).
Cụ thể là trong hơn 20 năm qua, Microsoft đã tập trung phát triển công nghệ nhận diện giọng nói. Thành quả là thời gian gần đây đã xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ như cô trợ lý ảo Cortana, Skype Translator, và dự án Oxford Speech APIs. Các nhà nghiên cứu của Microsoft đã đi tiên phong trong việc sử dụng Deep Neural Networks (DNNs - mạng lưới thần kinh cao cấp) đối với việc vận hành nhận diện giọng nói. Và đầu năm nay, Microsoft đã giới thiệu trước mọi người mã nguồn mở CNTK (Computational Network Toolkit) tại hội nghị ICASSP vào tháng 4/2015.
Xem thêm: Microsoft công bố CNTK, bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến trí tuệ nhân tạo
CNTK là một hệ thống mạng lưới tính toán thống nhất diễn tả DNNs dưới dạng một loạt các phép tính toán thông qua một đồ thị có hướng. Hầu hết các nút tính toán phổ biến trên đồ thị đã được xác định trước, và nhờ vào giấy phép mã nguồn mở, người dùng có thể dễ dàng mở rộng các loại nút để phát triển công cụ. Với sự kết hợp của CNTK và Azure GPU Lab sắp ra mắt, Microsoft có một nền tảng GPU hiện đại mà cộng đồng có thể sử dụng để thúc đẩy nghiên cứu AI.

Kể từ khi ra mắt CNTK vào tháng 4, Microsoft đã cải thiện đáng kể hiệu quả ghi nhớ của công cụ với Azure GPU Lab. Sự kết hợp của CNTK và Azure GPU cho phép chúng ta xây dựng và tuỳ biến DNNs, giúp cho Cortana nhận diện được giọng nói nhanh hơn đến 10 lần so với hệ thống trước đó của hãng. CNTK cũng được sử dụng trong các bộ phận khác của Microsoft để chạy nhiều dự án, chẳng hạn như phân loại ImageNet và phát triển mô hình phân biệt cấu trúc ngữ cảnh cao cấp. Hiệu năng rất cao mà CNTK cung cấp sẽ tác động lớn đến quá trình ghi nhớ dữ liệu vào máy và AI cộng đồng. Hi vọng cộng đồng có thể tận dụng lợi thế mã nguồn mở của CNTK để chia sẻ và hoàn thiện những ý tưởng một cách nhanh chóng hơn.
Trước CNTK, Microsoft đã từng đặt niềm tin vào SnapLogic
SnapLogic từng thông báo họ nhận được đến 37.500.000 USD tiền tài trợ từ các nhà đầu tư, bao gồm cả Microsoft, và số tiền này đã cứu họ khỏi bờ vực phá sản. SnapLogic tự hào là "công cụ thống nhất cơ sở dữ liệu và ứng dụng tích hợp đầu tiên của ngành công nghiệp nền tảng dịch vụ (iPaaS)".
Nhà sáng lập kiêm CEO của SnapLogic đã nói: “SnapLogic là người đầu tiên nhìn ra cách tiếp cận mới để kết nối dữ liệu, ứng dụng và IoT, điều này cực kỳ cần thiết cho các doanh nghiệp thời hiện đại. Tầm nhìn và sứ mệnh của chúng tôi là kết nối bất cứ điều gì, bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Vòng kinh phí mới cho phép chúng tôi tiếp tục xây dựng dự án hợp nhất các điện toán đám mây với lợi thế từ nền tảng có sẵn, nguồn dữ liệu lớn và cơ hội đến từ thị trường IoT”.

SnapLogic là một trong những bước khởi đầu để xác định rõ nhu cầu đưa toàn bộ quy trình làm việc lên một đám mây khổng lồ của các doanh nghiệp. Với dòng tài trợ mới này, số vốn của SnapLogic đã tăng lên khoảng 90 triệu USD và có thể tiếp tục cải tiến sản phẩm trong năm 2016. SnapLogic tuyên bố hợp tác với Microsoft để hỗ trợ phân tích bộ phần mềm của Cortana, cũng như làm việc với HCL Technologies, nhà cung cấp dịch vụ IT lớn thứ tư Ấn Độ để tư vấn và thực hiện dịch vụ cho các ứng dụng và dữ liệu tích hợp.
Microsoft có những toan tính gì?
Đại diện phụ trách dự án CNTK của Microsoft cho biết bộ phận của ông có thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của công ty để phát triển CNTK. Tuy nhiên họ cũng muốn chia sẻ nguồn tài nguyên này với những nhà nghiên cứu khác, những người đang nghiên cứu phát triển khả năng ghi nhớ cao cấp của AI. Đó là lý do tại sao Microsoft lại quyết định cung cấp CNTK dưới dạng mã nguồn mở để cộng đồng cùng đóng góp.
Rõ ràng đây là bước đi rất thông minh của Microsoft, họ đang nắm giữ công cụ mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực, và việc cung cấp "miễn phí" cho cộng đồng khiến những nhà nghiên cứu tâm huyết không nghĩ nhiều đến lợi ích cá nhân, mà sẽ quay lại cải tiến, báo lỗi "miễn phí" công cụ này giúp Microsoft. Vì chắc chắn có rất nhiều nhà nghiên cứu chỉ hi vọng được sử dụng công cụ tuyệt vời nhất, để họ thoả sức nghiên cứu phục vụ đam mê của mình.

Sau khi công bố CNTK thì có vẻ mọi chuyện đã dần sáng tỏ, Microsoft không dư kinh phí và thời gian để đầu tư vào một dự án không mang lại lợi ích gì. Dường như họ hi vọng SnapLogic với điện toán đám mây sẽ giúp họ phổ biến CNTK dễ dàng và rộng rãi hơn đến cộng đồng, những người sẽ góp phần phát triển công cụ của Microsoft.
Hệ thống AI đang ngày càng phát triển và trở nên quan trọng với đời sống hiện tại. Và trong bối cảnh Cortana của Microsoft vẫn đang thống trị thế giới "trợ lý ảo", thì việc hãng tiếp tục mong muốn phát triển để giữ vững vị thế của mình cũng không phải điều gì quá khó hiểu.
Xem thêm: Cortana là một trong những những nguyên nhân khiến iPhone 6s tỏ ra lép vế trước Lumia
Bạn có nghĩ AI sẽ trở thành xu hướng và Internet of Things trong tương lai gần? Bạn ủng hộ cách làm của Microsoft trước những sự đầu tư của họ chứ?
Hãy cho mình và mọi người biết suy nghĩ của bạn qua khung bình luận bên dưới nhé!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.