Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Từ máy nuôi thú ảo đến smartphone: "Cơn nghiện" lớn dần theo năm tháng

Phạm Hoài Thanh
19/06/18
Nuôi thú ảo

Sau khi được bạn trai tặng một chiếc máy nuôi thú ảo (Tamagotchi), phóng viên Sarah Jeong đến từ trang The Verge đã chia sẻ những cảm nhận thú vị của cô về trò chơi đã từng gắn bó với rất nhiều trẻ em này.

Máy nuôi thú ảo Tamagotchi, "thuốc phiện" thời bé thơ

“Khi trào lưu Tamagotchi nổ ra, tôi vẫn còn là một đứa trẻ. Lúc đó, tôi rất ghen tị với bạn bè – những người sở hữu máy nuôi thú ảo, bởi bố mẹ tôi không bao giờ cho phép tôi được chơi. Tôi luôn tự hỏi ‘mình đã bỏ lỡ điều gì’ ở những năm tháng tuổi thơ.

Bây giờ, tôi đã có câu trả lời: Mình không bỏ lỡ gì cả.

Tại sao tôi lại nói như vậy? Vì Tamagotchi (một chiếc máy có vỏ nhựa nhỏ, màn hình xấu tệ và bao gồm 3 nút bấm) tồn tại để ám ảnh bạn với vô số các tiếng bíp thông báo ‘ma quái’. Nó có thể hét lên từ sáng đến tối. Tôi thậm chí còn tự hỏi: Liệu Tamagotchi có làm cho chúng ta trở thành nô lệ với những tiếng bíp vô nghĩa hay không?

Con thú của tôi phát ra tiếng bíp vào buổi sáng khi tỉnh dậy, kêu bíp mỗi vài giờ khi muốn được cho ăn, và bíp cả trong khi ngủ. Chẳng có gì tồi tệ hơn khi bạn nằm xuống giường, chuẩn bị ngủ và phải nghe những tiếng bíp của nó.

Nuôi thú ảo

Tamagotchi cung cấp tùy chọn tắt âm thanh. Tuy nhiên, nếu tắt nó đi, tôi sẽ bỏ lỡ các thông báo và gián tiếp giết chết ‘đứa con’ của mình. Đó chính là yếu tố gây nghiện đáng sợ của Tamagotchi, vì trẻ em không muốn thú cưng mình bỏ công ra nuôi phải chết. Nhưng trong thực tế, chu kỳ sống của Tamagotchi có thể chỉ kéo dài một tuần khi đứa trẻ bỏ quên máy trong đống quần áo bẩn (lúc đó, nó vẫn còn kêu bíp).

Từ nghiện thú ảo đến nghiện công nghệ

Nhìn từ thú ảo, tôi chợt nhận ra, điện thoại thông minh cũng là một dạng ‘Tamagotchi’, cả laptop và máy tính bảng cũng vậy.

Đây là những ‘Tamagotchi’ mới có màn hình đẹp hơn và nhiều hơn ba nút bấm, nhưng quan trọng hơn, không chỉ là một con vật cưng ảo bị 'đe dọa mạng sống', chúng gắn bó với những yếu tố phức tạp hơn thế nhiều lần (bạn bè, gia đình, công việc…), khiến tôi phải nhấn nút liên tục giống hệt như khi chơi Tamagotchi.

Nghiện smartphone

Trong tương lai, tôi mong đợi những phát triển mới để các ‘Tamagotchi’ như smartphone không trở thành vật gây nghiện khủng khiếp. Bạn sẽ không phải cau có vì chú ‘Tamagotchi’ hiệu Apple hay Samsung mình đã mua với giá hàng nghìn đô la bất chợt hết pin giữa chừng.

Câu hỏi 'khi nào chúng ta hết nghiện công nghệ' không dễ để có lời giải đáp, nhất là khi ở ngoài đời, không ai bán ‘Tamagotchi’ thực sự muốn bạn thoát khỏi nó, họ muốn thêm thật nhiều 'Tamagotchi' vào cuộc sống của bạn.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy để lại comment để chia sẻ với mọi người nhé!

Xem thêm: 

Biên tập bởi Tech Funny
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...