Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Chiêu trò lừa đảo mới: Gửi tin nhắn mạo danh các sàn thương mại điện tử, lừa lấy thông tin nhằm chiếm đoạt tiền người dân

Đóng góp bởi Nguyễn Ngọc Lan Điền
01/01/23
tin nhắn mạo danh

Shopee mới đây cảnh báo về việc kẻ xấu lợi dụng tên tuổi của sàn này để nhắn tin tuyển dụng nhưng thực tế là lừa đảo chiếm đoạt tiền. Mình vừa đọc được thông tin này từ ICTnews, thấy hữu ích nên muốn chia sẻ cho mọi người cùng biết.

Cụ thể, Shopee cho hay một số cá nhân, tổ chức mạo danh sàn này để mời khách hàng đăng ký làm việc, làm cộng tác viên với thu nhập cao để lừa tiền. Trong tin nhắn gửi đến khách hàng, kẻ xấu giả danh là Giám đốc Marketing của Shopee tuyển dụng số lượng lớn nhân viên, với mức thu nhập có thể lên đến 800.000 đồng/ngày. 

Shopee khẳng định tin nhắn như trên là giả mạo. Sàn chỉ tuyển nhân viên thông qua trang tuyển dụng của công ty, hoặc các tài khoản Facebook, LinkedIn chính thức. Ngoài ra, họ cũng liên kết với đối tác uy tín để tuyển dụng. Trò lừa tuyển dụng vừa rộ trở lại gần đây, song phương thức này đã được sử dụng hồi tháng 10 năm ngoái. Thời điểm đó, rất nhiều người đã nhận tin nhắn tuyển dụng tương tự như trên, nhưng kẻ xấu lợi dụng tên tuổi của Lazada, Tiki.

giả mạo lừa đảo
Tin nhắn giả mạo tuyển dụng của các sàn thương mại với mục đích xấu (Nguồn: ICTnews)

Đối với các tin nhắn với nội dung như trên, kẻ xấu sẽ dùng tài khoản Zalo để kết bạn với nạn nhân. Theo cảnh báo của Công an quận Tân Phú (TP.HCM), sau khi kết bạn qua ứng dụng, kẻ lừa đảo sẽ hướng dẫn người tham gia làm việc online, sao chép link quảng cáo để kiếm tiền, nhưng yêu cầu phải đặt cọc trước 300.000 đồng giữ chỗ.

Có trường hợp đối tượng yêu cầu người tham gia nhập thông tin qua một đường link, và yêu cầu nhập số tài khoản ngân hàng để trả tiền trong ngày. Khi nạn nhân phát hiện dấu hiệu bất thường, kẻ lừa đảo sẽ huỷ kết bạn.

Ngoài thủ đoạn nói trên, kẻ xấu cũng lợi dụng tên tuổi của sàn thương mại điện tử để lừa đảo khách hàng. Chẳng hạn, đã có một số đối tượng tự nhận là nhân viên sàn Lazada hứa đổi trả cho món hàng khách đã mua trước đó. Kẻ xấu hứa hoàn tiền/đền tiền gấp 3 lần, đồng thời yêu cầu khách hàng điền thông tin vào link độc hại để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.

Mạo danh Tiki
Tin nhắn giả mạo tuyển dụng của Tiki với mục đích xấu (Nguồn: Người Lao Động)

Ở trường hợp khác, kẻ xấu sẽ gọi điện, nhắn tin thông báo khách hàng trúng thưởng, hoặc là khách hàng thân thiết,... sau đó yêu cầu nạn nhân thanh toán phí vận chuyển hoặc phí hỗ trợ.

Ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi rất khó lường, kẻ xấu sẽ lừa đảo người dùng cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, nhằm chiếm đoạt tiền. Các tổ chức đều khuyến cáo người dân không được cung cấp các thông tin nói trên, kể cả với nhân viên ngân hàng. Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi đáng ngờ cần xác minh lại với các bên liên quan để bảo đảm không bị lừa đảo.

Bạn có thấy thông tin này cực kì hữu ích không? Hiện tại, những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi hơn, chỉ cần chúng ta cảnh giác và cập nhật tin tức nhiều hơn sẽ có thể đề phòng, không mất tiền oan. Các bạn cũng có thể tham khảo nhiều mẫu điện thoại pin trâu giá tốt, có thể đọc báo, cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi bằng cách click vào nút cam bên dưới nhé.

SMARTPHONE PIN TRÂU GIÁ TỐT ƯU ĐÃI HẤP DẪN

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...