Mạng 5G có thể tạo ra nhiều rủi ro về bảo mật
Mạng 5G sẽ cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn, kết nối đáng tin cậy hơn và quan trọng là độ trễ cực thấp. Tất cả những yếu tố này sẽ thay đổi cuộc sống hiện tại của con người, từ làm việc đến vui chơi. Tiềm năng của 5G dường như là vô tận nhưng liệu có mang đến những rủi ro mới về bảo mật?
Thách thức về quyền riêng tư
Thách thức bảo mật lớn nhất của 5G chính là quyền riêng tư. Mạng 5G sẽ tạo ra các loại ứng dụng mới và cho phép người dùng có thể kết nối nhiều thiết bị hơn vào mạng lưới này, đồng thời cũng khuyến khích người dùng ghi lại và chia sẻ nhiều hơn dữ liệu cá nhân. Nhưng có một vài dữ liệu trong số này chưa từng được ghi lại theo hình thức kỹ thuật số trước đây.
Ví dụ, những ứng dụng eHealth sẽ thu thập các dữ liệu mang tính cá nhân rất cao về tình trạng sức khỏe hoặc cơ thể người dùng. Các dịch vụ kết nối xe hơi sẽ theo dõi mỗi khi người dùng di chuyển, các ứng dụng của thành phố thông minh sẽ thu thập thông tin về cách người dùng đang sống,...
Những dữ liệu được thu thập sẽ ngày một gia tăng theo số lượng thiết bị kết nối. Trong tương lai 5G, smartphone sẽ trở thành một trung tâm kết nối cho những thiết bị cá nhân khác như smartwatch.
5G cũng là thế hệ kết nối di động đầu tiên được thiết kế để có thể liên lạc M2M (Machine-to-Machine – thiết bị có thể trao đổi thông tin và hoạt động không cần sự tương tác hay can thiệp của con người). Vì thế thiết bị hỗ trợ 5G của người dùng có thể trao đổi với vô số cảm biến trong một thế giới mang tính kết nối. Đây chính là cơ hội để thu thập nhiều dữ liệu hơn.
Rủi ro từ 5G
Lượng lớn dữ liệu thu thập được từ người dùng sẽ được sử dụng một cách đúng đắn và mang lại lợi ích. Tuy nhiên, số lượng và tính đa dạng của dữ liệu đang ngày một gia tăng sẽ khiến giá trị của những thông tin này cũng sẽ tăng lên trong mắt những kẻ có ý định bất chính.
Những vụ tống tiền, trộm danh tính sẽ tăng lên, an toàn cá nhân cũng có thể bị đặt trong tình trạng nguy hiểm. Mặt khác, số lượng thiết bị kết nối ngày càng một lên đồng nghĩa số lượng mục tiêu, bệ phóng để có thể tấn công cũng tăng lên.
Tích hợp bảo mật
Mạng lưới 5G bao gồm ba yếu tố chính, trong đó mạng vô tuyến sẽ truyền dữ liệu từ điện thoại tới anten, tiếp đó mạng truyền tải sẽ gửi dữ liệu này từ anten đến mạng lõi, cuối cùng mạng lõi sẽ xử lý dữ liệu và gửi về lại. Lõi là phần quan trọng nhất của mạng lưới vì nó chứa tất cả dữ liệu người dùng.
Hiện tại, các nhà mạng đang tích hợp các phương pháp bảo mật vào kết cấu mạng lưới 5G. 5G cũng sẽ là tiêu chuẩn có tính bảo mật cao hơn 4G, kết hợp với các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt cùng mức độ bảo mật ở cấp quốc gia và quốc tế sẽ giảm thiểu rủi ro về các lỗ hổng trong thiết bị viễn thông.
Tổng kết
Không có lý do gì cho thấy mức độ bảo mật của mạng 5G lại không đảm bảo an toàn như mạng 4G. Mạng lưới di động không bao giờ là an toàn 100%, nhưng nó vẫn an toàn hơn đáng kể khi so với sử dụng Wi-Fi công cộng.
Điều quan trọng là tất cả dữ liệu được gửi qua 5G đều được mã hóa, mạng 5G cũng cho phép phân chia mạng, ngăn chặn bất cứ ai truy cập vào băng thông. Ở mức độ cơ sở hạ tầng, các nhà mạng đang nỗ lực để đảm bảo dịch vụ của họ an toàn nhất có thể. Trong tương lai, các thiết bị hỗ trợ 5G sẽ còn cung cấp nhiều lựa chọn bảo mật tiên tiến hơn.
Nguồn: TechRadar
Xem thêm: Những thay đổi về công nghệ mà 5G mang lại trong tương lai
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.