Linh - phụ kiện iPhone 7 đã về VN nhiều, coi chừng dính hàng dựng

Dù mới ra mắt không lâu, nhưng ở thị trường Việt Nam đã tràn lan các phụ kiện, linh kiện của iPhone 7 và iPhone 7 Plus. Tất cả các loại hàng này đang được chào bán với danh nghĩa hàng zin bóc máy và có một mức giá khá dễ chịu.
Nguồn hàng đó từ đâu ra? Có phải là hàng zin thực sự không, hay vẫn là hàng nhái từ Trung Quốc?
Bộ đôi iPhone 7 và iPhone 7 Plus đang rất hot trên thị trường bởi nhiều đặc điểm và tính năng mới mẻ được Apple trang bị. Đi kèm đó là những thay đổi về thiết kế, khiến các phụ kiện cũng khác biệt hơn so với các đời iPhone trước.
Dù mới được bán không lâu, nhưng hiện nay, thương lái Việt Nam đã nhập về các mặt hàng như sạc, cáp, tai nghe của iPhone 7 và được giới thiệu là hàng "zin bóc máy". Tuy nhiên, với số lượng nhập không hề nhỏ khiến nhiều người hoài nghi về nguồn gốc của những loại linh, phụ kiện này.

Với mức giá dao động từ 200.000 đồng cho sạc hoặc cáp, 400.000 đồng cho tai nghe của iPhone 7, một mức giá khá hợp lý nếu đúng là hàng zin bóc máy. Nhưng vừa ra mắt như vậy mà hàng zin bóc máy ở đâu ra đến hàng trăm, hàng nghìn cái?
Mình thử đi một số cửa hàng và đặt ra câu hỏi về chất lượng loại hàng này, và hầu hết câu trả lời đều là "hàng đúng zin" hoặc "hàng tuồn công ty ra". Cũng có thể tạm tin một phần hàng này do tuồn công ty ra. Bởi vì, nếu là hàng nhái thì mức giá không cao đến như vậy.
Nói thì nói vậy, thực tế nguồn gốc của những loại linh kiện này chỉ có người nhập về mới có thể biết rõ nhất mà thôi. Những phụ kiện của các đời iPhone trước chỉ có giá vài chục nghìn đối với hàng nhái.
Và với những loại linh kiện loại A thì chất lượng lẫn thiết kế cũng gần như zin, người dùng bình thường cũng dễ bị qua mặt. Chính vì thế, nếu không rành thì người dùng nên chọn mua những máy dạng còn nguyên hộp đi kèm phụ kiện chính hãng thì sẽ tốt hơn.
Xem thêm: Tràn lan phụ kiện điện thoại: Thật giả khó lường!


Ngoài các loại phụ kiện, linh kiện cũng được bán nhưng kín đáo hơn so với phụ kiện. Nhiều nhất là màn hình, được gắn mắc là "zin bóc máy" và được rao bán với mức giá 5 - 6 triệu. Nhưng ngược lại, nguồn hàng này có số lượng rất ít chứ chưa phổ biến đại trà.
Dĩ nhiên, các linh kiện thay thế sửa chữa bên trong của iPhone 7 cũng đang dần dần được đổ về Việt Nam. Đa số là các linh kiện như vỏ, camera, loa,... Và có thể tiếp sau đó là linh kiện chuyên sâu như: các loại IC như iC nguồn, âm thanh, hay vỉ đổ chân các loại,...

Điều này cũng có mặt lợi và mặt hại riêng! Nếu người dùng hư hỏng máy sẽ luôn được sửa chữa nhanh nhất có thể và chất lượng tốt nhất, giá cả cũng rẻ và tiết kiệm hơn.
Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà hàng dựng của iPhone 7 nhiều khả năng đang xuất hiện trên thị trường ngay tại thời điểm này. Đó là loại hàng dựng theo kiểu máy nguyên zin, còn hộp và phụ kiện được thay thế hàng linh kiện rẻ tiền hơn.
Có thể nhiều người không để ý (hoặc chưa biết), giá một chiếc iPhone 7 mới nguyên hộp và một máy trần (chỉ có máy, hoặc đôi khi kèm sạc cáp và tai nghe rời) chênh nhau hơn cả triệu đồng. Lợi nhuận cao như thế đủ để nhiều lái buôn "xấu tính" dựng máy trần thành máy nguyên hộp.
Và không loại trừ, trong thời gian tới sẽ có nhiều loại máy được "xào nấu", thay vỏ, thay màn hình,... "mông má" lại như máy mới được tung ra thị trường Việt.
Lời khuyên cho người dùng khi mua sắm thực sự không thể hữu dụng trong những tình huống thế này. Trình độ công nghệ ngày càng hiện đại, việc giả nhái càng tinh vi, thôi thì khi mua chỉ còn cách tìm đến người quen, cửa hàng quen hay đại lý lớn mà mua.
Thà đắt hơn một chút mà bảo đảm, còn hơn bị lừa, vừa mất tiền vừa ôm cục tức!
Xem thêm: Nên mua iPhone 7, iPhone 6s, iPhone 6 cũ thời điểm này: Giá đang tốt!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.