Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...
Viết bởi: Sao Băng Đồ họa: Vi Nguyễn

Longform

30/11/2018

Chắc chắn ai trong số chúng ta đã từng sử dụng điện thoại đều biết tới SIM. Nhưng liệu rằng bạn đã biết hết mọi thứ về chiếc thẻ nhỏ bé này chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

IM có tên viết tắt đầy đủ là Subscriber Identity Module và dịch ra có nghĩa là mô đun nhận dạng thuê bao. Nhờ vào SIM, chúng ta có thể thay đổi số điện thoại và chuyển số điện thoại từ điện thoại này sang điện thoại khác một cách dễ dàng.

Có thể nói, SIM cũng giống như một chiếc thẻ nhớ đặc biệt với khả năng lưu trữ các dữ liệu như các mã số PIN, PIN2, PUK, PUK2, số của trung tâm dịch vụ nhắn tin SMS, danh bạ điện thoại,… Các dữ liệu trên SIM không bị mất đi khi không được cung cấp nguồn điện.

Các loại SIM đời cũ lưu được 125 số điện thoại, SIM thông thường cho phép lưu đến 250 số điện thoại, Super SIM có thể lưu 750 số điện thoại.

hông tin thú vị đầu tiên có thể bạn chưa biết: Trước khi trở nên nhỏ bé như ngày nay, SIM đã từng to như một chiếc thẻ tín dụng. Thật bất ngờ phải không nào?
Ra đời vào năm 1991, những chiếc thẻ SIM đầu tiên được hãng Giesecke Devrient (Đức) sản xuất, cung ứng cho một nhà mạng di động của Phần Lan với hai chức năng cơ bản:

Nhận dạng: Một thẻ SIM chứa một số tham chiếu duy nhất để xác định thẻ SIM đó, dùng nhận dạng người dùng. Những con số này cũng gần giống như số CMND mà chúng ta vẫn đang sử dụng. Nhà mạng có thể nhận ra số tham chiếu này và đảm bảo rằng các hoạt động tính cước liên quan tới thẻ SIM này được tính toán một cách chính xác.
Xác thực: Để đảm bảo việc nhận dạng chính xác, mạng di động sử dụng một cơ chế bảo mật để cho phép SIM truy cập vào mạng lưới. Mạng di động gần như sẽ đưa ra một câu hỏi bảo mật mà chỉ có những thẻ SIM nhất định mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác (được tổng hợp từ các thông tin được lưu trong bộ nhớ của thẻ SIM). Khi được thông qua, thiết bị sử dụng thẻ SIM mới có thể được truy cập vào mạng lưới di động.

Những chiếc SIM đời đầu có kích thước lớn và có thể sử dụng trên những chiếc điện thoại công cộng. Tại Việt Nam, điên thoại công cộng được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1997, phát hành bởi VNPT, với tên gọi Điện thoại thẻ Việt Nam (Cardphone).

Vào thời kỳ hoàng kim (1997 - 2002), cardphone được coi là dịch vụ tiện ích cho người dùng tại nhiều địa điểm công cộng, các tuyến phố, nhà ga, bến xe, trường học, bệnh viện,... Tổng số máy được VNPT lắp đặt là 12.071 máy trên toàn quốc.

Hiện tại, SIM kích thước lớn kiểu Cardphone vẫn còn tồn tại và được tích hợp sẵn vào những chiếc thẻ tín dụng như Visacard hay Mastercard.

ới sự phát triển của điện thoại đi động, vào năm 1996 Mini SIM được ra đời để phục vụ cho những chiếc điện thoại đi động đời đầu. Có lẽ hình ảnh của mini SIM gắn liền với những chiếc điện thoại Nokia huyền thoại.
Mặc dù đã khá lâu nhưng cho tới nay, Mini SIM vẫn còn được sử dụng khá nhiều trên một số mẫu điện thoại đi động có thiết kế khay SIM theo kiểu cũ (đa phần là những chiếc điện thoại giá rẻ chỉ dùng để nghe gọi cơ bản).

ini SIM một lần nữa được “tiến hóa” lên Micro SIM, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2003, nhằm đáp ứng cho những thiết bị di động có kích thước nhỏ gọn hơn nữa. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010, với sự ra đời của iPhone 4, Micro SIM mới chính thức được thế giới biết đến rộng rãi.

"Để sử dụng SIM vừa cho những chiếc iPhone 4 mới, Mini SIM sẽ được cắt bỏ đi những phần thừa (chất liệu nhựa) bằng một dụng cụ cắt SIM chuyên nghiệp.".

ó lẽ Mini SIM là chiếc SIM có vòng đời ngắn nhất, khi mà chỉ hai năm sau đó, Apple muốn sử dụng một loại SIM nhỏ hơn nữa (Nano SIM) để tối ưu diện tích sử dụng trên điện thoại iPhone.

Nano SIM được ứng dụng lần đầu tiên trên iPhone 5. Tới năm 2014 thì lần lượt các hãng điện thoại Android đã tích hợp Nano SIM cho các thiết bị của họ.

Cho tới thời điểm hiện tại, Nano SIM đang là mẫu SIM chuẩn, dùng chung cho các thiết bị di động trên thị trường.

Nano SIM được ứng dụng lần đầu tiên trên iPhone 5. Tới năm 2014 thì lần lượt các hãng điện thoại Android đã tích hợp Nano SIM cho các thiết bị của họ.
Cho tới thời điểm hiện tại, Nano SIM đang là mẫu SIM chuẩn, dùng chung cho các thiết bị di động trên thị trường.

SIM hay có tên đầy đủ là Embedded SIM (SIM nhúng). eSIM thực chất có thiết kế như một SIM thông thường, nhưng kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt là eSIM được gắn hoàn toàn vào trong bảng mạch của thiết bị di động (hiện tại đang có trên smartphone). Điều này giúp tiết kiệm diện tích đáng kể cho smartphone vốn đã quá chật hẹp.

eSIM được sử dụng đầu tiên trên Google Pixel 2 vào năm 2017. Tới năm 2018, Apple ra mắt iPhone XS, XS Max có hỗ trợ eSIM thì lúc này có vẻ như thế giới mới thực sự quan tâm eSIM là gì và đi tìm hiểu về eSIM.

Điều đầu tiên mang lại khi chúng ta sử dụng eSIM chính là khả năng đổi số điện thoại cũng như mạng di động một cách dễ dàng. Do cách thức quản lý không giống như SIM truyền thống, eSIM sẽ sử dụng phần mềm để thiết lập, nên các bạn có thể dễ dàng thay đổi số điện thoại cũng như chuyển đổi nhà mạng một cách dễ dàng.
Lợi ích thứ hai của eSIM chính là khi bạn đi du lịch nước ngoài, khỏi cần phải ghé mua SIM của địa phương làm gì, nhờ phương thức trên phần mềm của eSIM mà bạn có thể dễ dàng truy cập 4G tại đất nước bạn đang tới thông qua các nhà mạng địa phương.
Tại Việt Nam, eSIM vẫn chưa được hỗ trợ. Tuy nhiên, theo như thông báo mới đây nhất thì nhà mạng Viettel và Vinaphone sẽ cung cấp dịch vụ eSIM cho người dùng tại Việt Nam trong thời gian tới.

rải qua một quá trình tiến hóa của SIM từ kích thước bằng chiếc thẻ tín dụng thì nay chỉ là một bảng mạch nhỏ xíu tích hợp bên trong thiết bị di động.
Có thể nói, lịch sử tiến hóa của SIM gắn liền mới thiết kế của điện thoại di động. Chỉ có điều, SIM càng ngày càng nhỏ lại còn điện thoại thì càng ngày to ra.

Chúng ta đều biết eSIM là một bảng mạch rất nhỏ tích hợp sẵn bên trong thiết bị di động để sử dụng như một chiếc SIM thông thường rồi. Nhưng biết đâu sau này, người ta sẽ không còn sử dụng eSIM nữa mà thay vào đó là một dạng phần mềm, hay điện toán đám mây để liên lạc trên sóng di động thì sao.

Trước khi ai đó phát minh ra thêm một loại SIM mới nữa, chúng ta hãy tìm hiểu và tận hưởng hết những lợi ích mà eSIM mang lại.

Không hài lòng bài viết
12.815 lượt xem
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...