Làm thế nào để nhận biết thời điểm pin điện thoại bị hỏng?
Pin điện thoại là bộ phận máy có thời hạn sử dụng. Nhưng làm cách nào bạn biết đã đến lúc cần mang nó đến trung tâm tái chế? Dưới đây là những tư vấn để bạn tham khảo từ trang Android Central.
Pin điện thoại rất phức tạp
Pin chứa điện hóa chất. Một khi chúng đạt đến thời điểm không còn có thể tạo ra điện tích qua phản ứng hóa học, chúng trở thành thùng chứa vật liệu độc và đắt tiền mà không có tác dụng gì cả. Lúc này, bạn phải thay pin mới (và tái thế pin cũ đúng cách để bảo vệ môi trường).
Ngày nay, bạn khó có thể tự thay pin cho máy như đã từng làm trong quá khứ vì điện thoại sử dụng kết cấu nguyên khối để đảm bảo độ mỏng. Và vì nhu cầu về thời lượng pin luôn tồn tại, pin được thiết kế để kéo dài chu kỳ sạc (quãng thời gian pin được nạp đủ 100% dung lượng, không nhất thiết phải từ 0% đến 100%).
Ngoài ra, pin cũng được thiết kế để sử dụng ở mức 80% công suất được liệt kê (nhưng vẫn an toàn nếu bị đẩy lên 125%).
Dấu hiệu pin điện thoại đã sẵn sàng để “ra đi”
Pin không tự dưng “chết” trong điều kiện bình thường, nó sẽ đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo ngày đó đang đến gần. Bạn có thể nhận biết sức khỏe pin đi xuống khi nó xả năng lượng nhanh chóng, chẳng hạn như trước kia bạn dùng nửa ngày, pin còn 60% nhưng bây giờ con số tương tự chỉ là 30%.
Tuy nhiên, ứng dụng hoặc bản cập nhật phần mềm kém chất lượng cũng có thể gây ra hiện tượng này, phần nào khiến bạn gặp khó khăn trong việc “chẩn đoán bệnh”.
Một dấu hiệu khác: Điện thoại không được sạc đầy. Nó không thể giữ đủ năng lượng vì các linh kiện bên trong đã xuống cấp. Ví dụ: Ngay sau khi rút sạc, từ mức 100%, pin gần như ngay lập tức giảm xuống còn 90% hoặc 80%.
Điện thoại bị phồng lên ở giữa hoặc rất nóng khi sạc / sử dụng cũng là một dấu hiệu của pin xấu. Trong trường hợp này, bạn cần ngừng sử dụng ngay lập tức để tránh trường hợp cháy nổ giống như Galaxy Note 7.
Đối với những sản phẩm đạt chuẩn, trong vòng ít nhất 18 tháng sau khi mua máy, có thể bạn sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng khi bạn chạm mốc 2 năm trở đi, mọi chuyện có thể sẽ không diễn ra tốt đẹp như vậy nữa.
Bạn có thể làm gì với pin?
Như đã đề cập ở trên, bạn khó có thể tự thay pin cho điện thoại được nữa. Việc thay pin thật ra không khó, nhưng vấn đề là bạn cần có đủ hiểu biết và dụng cụ để thực hiện, mà hầu hết người dùng chúng ta đều không thể.
Các thao tác như tách 2 nửa điện thoại, mở vít ẩn, mở kẹp nhựa được thiết kế dính chặt… sẽ cần sự tỉ mỉ trong từng thao tác. Sự bất cẩn có thể làm hỏng ngay một linh kiện nào đó (phóng viên của Android Central đã từng làm bể màn hình). Nếu bạn sử dụng Nexus 4 hay iPhone 4, việc sửa chữa sẽ dễ dàng hơn vì chỉ cần vài phút để bung máy.
Nếu điện thoại còn trong thời hạn bảo hành, tất nhiên, bạn có thể đem đến trung tâm bảo hành. Hoặc, bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ sửa chữa bên ngoài, nhưng hãy nhớ là bạn sẽ mất quyền bảo hành.
Nếu điện thoại đã hết hạn bảo hành, hãy hỏi bạn bè xung quanh về khả năng sửa chữa của họ (thường thì sẽ hiếm có ai). Giải pháp bây giờ tương tự như vừa nêu trên - tìm đến một dịch vụ sửa chữa.
Điều quan trọng là bạn đến được một địa chỉ hợp pháp và có uy tín. Với những người trong nghề, việc bạn gửi máy, đi mua sắm trong vòng 2 giờ và quay lại lấy là điều bình thường.
Có khá nhiều công ty sửa chữa ở trên mạng, và việc của bạn là phải tìm hiểu kỹ thông tin về họ (lịch sử, số chi nhánh, đánh giá từ người dùng trên mạng, thông tin từ báo chí…). Google Maps đôi khi cũng đưa ra những đánh giá về từng cửa hàng.
Điện thoại “không thể sửa chữa”
Một số mẫu điện thoại, ví dụ như HTC One M7 hoặc Nexus 6P chẳng hạn, được hoàn thiện theo cách rất khó để sửa chữa, bởi một số linh kiện thậm chí không thể mở ra được mà không gây hư hỏng.
Để biết được điện thoại nào khó tháo dỡ, bạn có thể tham khảo bảng điểm trên iFixit, công ty bán linh kiện sửa chữa chuyên thực hiện các màn bung máy và đánh giá độ khó của quá trình sửa chữa. Điểm iFixit càng cao, điện thoại càng dễ sửa và ngược lại.
Với những máy khó sửa, bạn có thể phải chờ vài ngày. Chắc chắn rồi, chờ đợi không phải là việc dễ dàng, nhất là khi bạn phải gửi lại chiếc điện thoại quan trọng phục vụ công việc, hoặc/và bạn chưa có máy khác để thay thế.
Mua điện thoại mới
Sau cùng, có thể đã đến lúc bạn mua điện thoại. Bạn gã gắn bó với “chú dế” cũ quá lâu rồi và cần phải tạo ra sự đổi mới.
Sửa chữa để tiết kiệm chi phí là việc quan trọng, nhưng nếu dư dả một chút, mua smartphone mới để khám phá những công nghệ hiện đại đang được phát triển qua từng ngày cũng là lựa chọn rất đáng để bạn phải cân nhắc. Rất cảm ơn các bạn đã xem bài viết.
Xem thêm:
- Samsung công bố màn hình “không thể phá vỡ”, được UL chứng nhận
- Bạn đang bị smartphone kiểm soát cuộc sống, tin hay không?
- 6 cách khắc phục iPhone không hiện thông báo ứng dụng
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.