Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

CEO Kazuo Hirai và bí quyết vực dậy Sony bằng triết lý của người Nhật

Nguyễn Nhật
20/01/18
hirai_800x450
Ông Kazuo Hirai (đứng giữa) tại sự kiện Sony Show 2017

Vẫn còn nhớ hồi tháng 9/2017, tại Sony Show ở TP.HCM, vị CEO của Sony - ông Kazuo Hirai như làm mọi người muốn nổ tung vì sự nồng nhiệt của mình, các fan của Sony ắt hẳn sẽ khó quên được cảm giác phấn khích khi được gặp người đứng đầu của cả một tập đoàn Sony.

Và chính sự gần gũi với khách hàng đó của ông Hirai nói riêng và Sony nói chung đã giúp "gã khổng lồ" này tìm lại được chính mình.

Sony và triết lý Kando của người Nhật

Theo lời chia sẻ từ chính CEO của Sony, bí quyết để giúp cả một tập đoàn Sony lấy lại phong độ khi xưa chính nhờ việc không phải đi thu thập một lượng dữ liệu từ khách hàng của mình, mà là trao cho họ những cảm xúc khi tìm đến các sản phẩm của Sony.

"Sự gần gũi với khách hàng chính là bí quyết duy nhất" - ông Kazuo Hirai, người mới chỉ nắm quyền tại Sony trong khoảng 5 năm rưỡi nhưng đã giúp thay đổi vận mệnh của tập đoàn này vì Sony dự kiến sẽ có khoản lợi nhuận hoạt động lên tới 4.2 tỉ bảng Anh (gần 133 ngàn tỉ đồng) trong năm nay.

kazuo_800x450

"Chiến thuật" trên của ông Hirai được tin rằng giống với triết lý Kando của người Nhật, tức thiết lập một sự kết nối về mặt cảm xúc giữa mọi người với nhau, điều này đã được Sony gọi là "tới cả những inch cuối cùng" để tiếp cận với khách hàng của mình, cùng với đó là những nhân tố gây bất ngờ để tạo sự say mê lẫn "cuỗm" được lòng trung thành từ các fan.

Trong một buổi phỏng vấn với tờ The Guardian, ông Hirai chia sẻ: "Cha tôi và ông của tôi là những người hâm mộ Sony đến cuồng nhiệt. Khi tôi mới khoảng 5 tuổi, cha tôi đã ghi âm lại giọng nói của tôi bằng chiếc máy thu âm cổ dùng băng cassette. Lúc đó nghe được giọng nói của chính mình đối với tôi là một sự ngạc nhiên dành cho công nghệ".

"Chúng tôi có một chiếc TV cỡ bự, nhưng gia đình tôi cũng có một chiếc TV màn hình chỉ 5 inch, lúc đó tôi chỉ tự hỏi rằng làm sao Sony có thể tạo ra được những sản phẩm như thế." - CEO Sony hồi tưởng lại.

Nhưng khi ông Hirai lên nắm quyền ở Sony, những yếu tố gây bất ngờ, gây cảm xúc đã dần nhạt phai. Chính vì thế ông đã bảo rằng: "Các sản phẩm của Sony cần mang lại giá trị cả về mặt tính năng lẫn cảm xúc". Chính vì thế ông đã mang triết lý Kando đến với từng mảng kinh doanh trong tập đoàn này, qua đó khôi phục lại ánh hào quang xưa của Sony.

sony_ok_800x450

Vị Giám Đốc Điều Hành này nhấn mạnh: "Bất cứ hãng nào cũng có thể mang lại các sản phẩm có giá trị về mặt tính năng trong thời buổi ngày nay, nhưng giá trị về mặt tinh thần và cảm xúc thì lại khác. Và giá trị tinh thần là điều mà Sony đã theo đuổi trong suốt 71 năm qua, nó như đã nằm trong DNA của Sony vậy.

Có lúc chúng tôi tưởng chừng như đã quên mất điều này, vì vậy nhiệm vụ của tôi là phải khôi phục lại niềm tự hào trong những điều mà Sony sẽ làm và mang lại những giá trị về mặt cảm xúc nữa".

"Nếu có bất kỳ thách thức nào, về mặt cơ cấu vận hành hay tài chính, tôi sẽ đều nhúng tay vào để tự tay đối mặt với những điều này. Khi chuyện kinh doanh đang vận hành trơn tru, chúng ta sẽ có những vị Giám Đốc có thể điều hành công ty ngày qua ngày.

Nhưng khi khó khăn ập đến, phải có ai đó "nhảy vào lửa" và làm những phần việc khó khăn nhất để ngăn chặn sự khủng hoảng có thể xảy ra và chèo lái công ty quay trở lại với đúng quỹ đạo vốn có." - CEO của Sony chia sẻ.

Sony sẽ không từ bỏ mảng smartphone

xperia_800x450

Hirai giống như vua Midas của Sony vậy. Nếu vua Midas có thể biến mọi thứ thành vàng khi ông chạm vào thì với Hirai, bất kỳ mảng kinh doanh nào do ông đứng đầu cũng đều có được thành công.

Vào năm 2006, ông trở thành chủ tịch mảng Sony Computer Entertainment, lúc đó dòng máy chơi game PlayStation đang ghi nhận mức lỗ lên tới 230 tỉ Yên (khoảng 47 ngàn tỉ đồng) vì mẫu PlayStation 3 không mấy thu hút nữa. Và rồi CEO đương thời của Sony đã nhúng tay vào, sau đó PlayStation 4 đã trở thành một hiện tượng mới và có được thành công.

Triết lược cốt lõi của ông Hirai chính là sáng tạo ra những thương hiệu mang tính bền vững, trong đó các thương hiệu này phải mang được nét văn hóa trong khâu thiết kế của Sony. 

Ông Hirai thuật lại: "Tôi ngồi cạnh các quản lý cấp cao của từng mảng sản phẩm và nói với họ rằng nếu họ nghĩ các sản phẩm do họ quản lý đã có thiết kế ấn tượng thì đừng thay đổi. Hãy tự hào vì những gì họ đã làm, và hãy đủ tự hào để kiên định với điều đó.

sony_ceo_800x451

Đây chính là câu chuyện thay đổi mà chúng tôi muốn nói đến. Nó cho thấy sự tự hào của Sony đối với từng sản phẩm mà chúng tôi làm ra. Nếu nó đã đủ tốt với người dùng, thì nó cũng đủ tốt đối với chúng tôi và vì vậy, chẳng cần phải thay đổi thiết kế qua mỗi năm. Đó chính là cách để chúng tôi tạo ra giá trị cảm xúc". Cách tiếp cận này đã phát huy sự hiệu quả đối với dòng máy ảnh cao cấp RX và các dòng tai nghe. 

Bên cạnh các thiết bị điện tử gia dụng, Sony đang dần chuyển hướng tập trung sang trí tuệ nhân tạo và Robot, lẫn cả máy chơi game PlayStation và cảm biến hình ảnh.

Chính động thái này đã làm nhiều người nghi ngờ rằng smartphone Sony trong tương lai sẽ không nhận được sự đầu tư nữa. Ngay lập tức CEO của hãng đã đưa ra câu trả lời cho khúc mắc này.

"Lí do chúng tôi chuyển hướng tập trung không phải vì chúng tôi nghĩ rằng smartphone sẽ hết tương lai. Chúng tôi phải có những thiết bị khác để tạo ra một mạng lưới kết nối chặt chẽ với nhau nhằm tăng sự giao tiếp với người dùng. Nếu chúng tôi ngó lơ điều này, Sony sẽ không còn cơ hội bắt kịp xu hướng mới".

hirai_sony_800x450

"Vấn đề không phải nằm ở những chiếc smartphone của ngày hôm nay mà phải là nhìn xa hơn nữa. Với những gì mà chúng tôi sẽ thực hiện để dần trở thành một hãng dẫn đầu, tôi chắc chắn rằng Sony vẫn sẽ có mặt trong mảng smartphone và cả ở trong mảng công nghệ kết nối, giao tiếp nói chung nữa".

Kết

Tuy đã giúp Sony thành công nhưng ông Hirai không "ngủ quên trên chiến thắng": "Đây chưa phải là lúc để ăn mừng vì chúng tôi còn một quý nữa trước khi kết thúc năm tài khóa. Chúng tôi phải đảm bảo rằng Sony sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra, thậm chí sẽ làm tốt hơn kỳ vọng. Đó là điều đầu tiên cần phải làm.

Và điều thứ hai chính là giữ vững tình hình kinh doanh, không để hiện tượng lao dốc xảy ra trong thời gian tới giống như những câu chuyện đã từng xảy ra với Sony trước đây".

Ông chốt lại: "Ban lãnh đạo sẽ cần phải chắc chắn rằng Sony đang tích cực đầu tư cho các mảng kinh doanh liên quan đến công nghệ cũng như các mảng kinh doanh mới, để từ đó công ty sẽ ngày một khởi sắc hơn trước khi chúng tôi trao Sony lại cho các thế hệ sau này".

Xem thêm: Sony sẽ "tái sáng chế" dòng Xperia 2018 với viền mỏng & camera tốt hơn

Biên tập bởi Tech Funny
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...