Huawei ra mắt dự án điện mặt trời thông minh tại Việt Nam: Giúp tiết kiệm nhiều điện năng và giảm khí CO2, bạn sẽ đầu tư chứ?
Huawei vừa ra mắt dự án điện mặt trời áp mái hộ gia đình sử dụng bộ lưu trữ điện năng (pin lưu trữ) thông minh ở Việt Nam. Dự án được lắp đặt trên mái một toà nhà tại TP.HCM. Đây là thông tin mình vừa đọc được từ trang ICTNews, hôm nay xin chia sẻ để mọi người cùng biết. Có thể trong tương lai, dự án này sẽ được triển khai rộng rãi đến từng nhà.
Ông Đào Du Dương, Trưởng Đại diện Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tại TP.HCM, đánh giá pin lưu trữ phù hợp với nhu cầu hiện tại cho cả hộ gia đình lẫn doanh nghiệp kinh doanh.
Bộ lưu trữ sẽ tích trữ điện năng từ các tấm pin năng lượng mặt trời, sau đó phát lại tuỳ vào thời gian cài đặt của người sử dụng. Chẳng hạn, có thể dùng điện từ bộ lưu trữ vào thời gian cao điểm khi giá điện tăng, giúp giảm tải lưới điện và tiết kiệm chi phí cho người dân (giá điện vào giờ cao điểm cao hơn giờ thấp điểm).
Nếu bộ lưu trữ có công suất đủ lớn cũng giúp các doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời mái nhà tích trữ điện năng, phục vụ cho việc phân phối điện hợp lý trên mạng lưới.
Bên cạnh đó, phía Huawei cho rằng về lâu dài, hệ thống lưu trữ còn giúp giảm thiểu phát thải khí CO2, bảo vệ môi trường.
Ông Diệp Bảo Cánh, Tổng giám đốc công ty cổ phần năng lượng Mặt Trời Đỏ, đơn vị phối hợp với Huawei lắp đặt hệ thống nói trên, chia sẻ: “Sau một tháng vận hành, hệ thống 7.37 kWp đã cung cấp 995 kWh, giảm phát phải 824 kg khí CO2. Dựa vào số liệu trên, có thể thấy trong vòng khoảng 4-5 năm, khách hàng có thể hoàn vốn khi đầu tư hệ thống điện áp mái này”.
Bộ lưu trữ của Huawei được lắp ráp theo dạng mô-đun để có thể lắp ghép tuỳ theo quy mô dự án. Theo tính toán, một mô-đun này có thể cung cấp điện năng cho một máy lạnh 1 HP hoạt động trong khoảng 7-8 giờ đồng hồ.
Trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời áp mái hộ gia đình, Huawei đang cung cấp đầy đủ các sản phẩm, bao gồm: Bộ điều khiển thông minh, bộ lưu trữ điện năng, bộ tối ưu công suất và đồng hồ đo đếm điện năng thông minh.
Nghị quyết 55-NQ/TW ban hành ngày 11/2/2020 định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu chung của chiến lược là giảm 25% phát thải khí nhà kính và phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững và hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030. Điện năng lượng mặt trời là một trong những trọng tâm của chiến lược năng lượng tái tạo.
Bạn có nhận xét gì về dự án này?
Xem thêm: Huawei P50 lộ diện 'bằng xương bằng thịt' với camera hầm hố
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.