Bị Mỹ ngăn cấm đủ điều nhưng Huawei đã tìm ra cách để đối phó với việc thiếu vi xử lý nhờ vào MediaTek

Vắng bóng Google chưa đủ để hạ Huawei, Chính quyền Hoa Kỳ đã mạnh tay hơn trong công tác cấm các công ty sản xuất chip dùng các nguyên vật liệu từ Mỹ để thực hiện các đơn hàng của Huawei. Để đối phó với sự đàn áp này Huawei đã gõ cửa MediaTek và UNISOC để mua thêm chip mới.
Theo Nikkei Asian Review dẫn nguồn thì Huawei đang tìm kiếm các đối tác sản xuất vi xử lý mới để chống lại sự đàn áp từ Mỹ. Và 2 cái tên được nhắc đến trong cuộc đàm phán này chính là MediaTek và UNISOC - những cái tên từ Châu Á. Báo cáo này khá dài nên để dễ tiếp cận hơn mình sẽ tóm tắt lại bước đi này của Huawei.
Huawei gõ cửa MediaTek và UNISOC

MediaTek được biết đến là nhà phát triển chip di động thứ 2 thế giới sau Qualcomm còn về phía UNISOC là một công ty chuyên thiết kế chip lớn thứ 2 Trung Quốc (sau Huawei).
Trước đây thì Huawei đã từng là khách hàng của MediaTek những với số lượng chưa lớn. Nhưng theo nhiều nguồn tin thì từ năm ngoái, các đơn đặt hàng từ Huawei cho MediaTek đã nhiều hơn, được cho là vượt mức 300% so với lượng mua trước đó.
Điều này, đã gây chút ít trở ngại cho MediaTek, họ phải mở rộng thêm quy mô để có thể đáp ứng được nhu cầu đột biến của Huawei.
Riêng UNISOC vốn chưa có quá nhiều các tương tác trước đó với Huawei, nên việc lần hợp tác này cũng góp phần thúc đẩy UNISOC tự làm mới mình để có thể sánh với Qualcomm, MediaTek, Samsung,.... Năm ngoái, công ty đã có bước đi dài khi có thể tự nghiên cứu được chip 5G nhưng bấy nhiêu là chưa đủ khi các đối thủ trên thị trường đã đi quá xa.
Vừa qua, UNISOC đã nhận được 630 triệu USD từ Quỹ mạch tích hợp của Trung Quốc. Đây sẽ là bước đà để nâng tầm UNISOC trong tương lai gần, cũng như biến công ty này thành một trong những đối tác đắc lực của Huawei.
Nhưng vẫn còn một khó khăn rất lớn chưa thể giải quyết

Nhiều nhà phân tích dự đoán lượng vi xử lý tồn kho có thể giúp Huawei duy trì sản xuất mới smartphone cho đến cuối năm nay. Có thể đến Q3/2020 thì thỏa thuận của Huawei với các nhà phát triển chip trên mới được thực hiệ.
Giải quyết được vấn đề thiếu hụt vi xử lý trên các smartphone mới nhưng đây vẫn chỉ là phương án thay thế nhất thời. Vốn dĩ Huawei có tiền lệ chỉ trang bị chip MediaTek trên các sản phẩm tầm trung và giá rẻ của hãng. Nhưng với các máy cao cấp thì khác, Huawei luôn mang đến các flagship công nghệ mạnh mẽ đi kèm dòng Kirin mới nhất.
Vấn đề thật sự với dòng flagship P hay Mate sẽ xuất hiện vào năm sau khi nguồn cấp của Kirin 990 hết, mà hãng vẫn chưa thể có phương án thay thế tốt nhất.
Việc chọn giao các vi xử lý smartphone giá rẻ tầm trung vào bên thứ 3 đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh về giá phía Huawei, nhưng vẫn đãm bảo được lịch trình ra mắt điều đặng các sản phẩm.
Dù thế nào thì việc tìm được các đơn vị cung cấp vi xử lý nội địa sẽ giúp Huawei chủ động hơn trước các đòn trừng phạt của Mỹ. Hơn nữa các vấn đề về giá, tính linh động và phù hợp với chủ trương nội địa hóa của Huawei vẫn thực hiện trước giờ.

Về phần chip cao cấp cho các flagship thì cứ chờ động thái tiếp theo từ Huawei. Riêng mình thì cho rằng Exynos sẽ là đối trọng lớn với Snapdragon và Kirin trong giới vi xử lý hiện tại. Dĩ nhiên khác với Kirin khi chỉ xuất hiện trên Huawei hay Honor, Exynos mang tính thương mại cao hơn khi ngoài Samsung thì vẫn có nhiều hãng khác chọn để trang bị lên các smartphone. Nên hy vọng về một flagship Huawei chạy Exynos cũng không phải bất khả thi.
Bạn nghĩ gì về những chiếc Huawei chạy Dimensity hay Helio trong tương lai? Hãy để lại bình luận bên dưới cùng tham khảo nhé!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.