Hệ sinh thái công nghệ - người dùng theo đuổi sự đồng bộ hay va phải chiếc 'bẫy ngọt ngào' tinh vi

Chắc hẵn nếu bạn là một người thích tìm hiểu hay có đam mê nhất định đến đến các thiết bị công nghệ thì không còn quá xa lạ đến cụm từ hệ sinh thái. Những hệ sinh thái từ các hãng cung cấp như Apple, Samsung, Xiaomi,... rộng hơn là hệ sinh thái công việc của Microsoft, Google,... rồi cả hệ sinh thái của smarthome là gì? Tại sao chúng ta cứ chạy theo và cố tình hoàn thiện hệ sinh thái hoàn chỉnh, có thực sự giá trị và thiết thực?
Hãy cùng 24h Công nghệ phân tích vấn đề trên qua bài viết hôm nay nhé!
Hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái nếu giải thích theo mặt ngữ nghĩa thì nó sẽ là khái niệm xuất hiện trong tự nhiên, chỉ đến hệ thống mở gồm các thành phần sống và môi trường sống. Tuy nhiên hệ sinh thái chúng ta đề cập đến hôm nay là hệ sinh thái công nghệ - Technology Ecosystem.

Có thể hiểu nôm na, hệ sinh thái công nghệ là một mạng lưới các thiết bị được kết nối với nhau bằng có thể phụ thuộc hoặc hoạt động độc lập, không ngừng phát triển. Hệ sinh thái công nghệ có thể được cung cấp bởi một nền tảng, nhà sản xuất,... Chẳng hạn các hệ sinh thái quen thuộc như Apple, Samsung mà ta vẫn đang thấy hàng ngày.
Người ta có xu hướng thích sự đồng bộ đến cực đoan, như chỉ dùng các thiết bị đến từ một nhà sản xuất nhất định, chỉ sử dụng những nền tảng từ một nhà cung cấp nhất định đều này khiến cho cuộc đua hoàn thiện hệ sinh thái của các hãng nở rộ.
Từ một chiếc điện thoại đến một hệ sinh thái điển hình
Hệ sinh thái công nghệ điển hình mà người dùng chúng ta được tiếp cận ngày nay hoàn toàn đi từ một chiếc smartphone.

Khi các chiếc smartphone xuất hiện, hệ điều hành - khái niệm vốn chỉ thấy trên môi trường PC / Laptop dần đi vào đời sống người dùng. Từ nhu cầu của khách hàng (hoặc có thể không) các nhà sản xuất dần thông minh hoá các sản phẩm như tai nghe, đồng hồ,... thậm chí là cộng cáp sạc, viên pin dự phòng. Các sản phẩm liên kết với nhau, chỉ phát huy 100% công dụng khi dùng với nhau, đều này tạo tiền đề cho hệ sinh thái bắt đầu, và người dùng càng đi sâu hơn.
Bạn muốn có trải nghiệm mượt mà, bạn muốn chiếc điện thoại của bạn sẽ thông báo khi tai nghe hết pin, bạn muốn chiếc đồng hồ thông minh gửi cảnh báo cho smartphone khi bạn té ngã. Bạn chỉ đơn giản thích ngôn ngữ thiết kế đồng bộ của các thiết bị hoặc bạn chỉ thích cái logo.
Hệ sinh thái có phải đơn giản chỉ là ‘cần câu lợi nhuận’ của các hãng?

Tại sao bạn mua chiếc đồng hồ A thay vì chiếc đồng hồ B tốt hơn chỉ vì bạn đang dùng chiếc smartphone hãng A. Nhiều người sẽ khuyên bạn sao lại o ép mình hay lựa chọn thông minh cứ tốt mà dùng, điều đó không sai.
Nhưng đôi khi cái sự đồng bộ về hệ sinh thái là một điều gì đó cuốn hút chúng ta, như tâm lý sẽ nhìn vào vết mực trên trang giấy trắng thay vì nhìn các khoảng giấy còn chưa lấm lem. Điều này rất khó nói, việc hoàn thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh như một trò chơi gây nghiện.
Dùng các sản phẩm trong hệ sinh thái cho chúng ta cảm giác quen thuộc. Vì sao ư? Vì các hãng xây dựng sản phẩm mới dựa trên nghiên cứu thói quen sử dụng một sản phẩm trước đó của hãng.

Đơn giản như các icon, giao diện, tính năng,... bạn sẽ không khó làm quen chiếc Apple Watch nếu bạn vốn là người dùng iPhone. Điều đó tương tự với hệ sinh thái Galaxy của Samsung. Hay việc bạn sẽ bắt gặp thiết kế cụm camera mới trên Galaxy S23 series tương tự như mặt đồng hồ Galaxy Watch5 Pro.
Chính sự tương đồng, quen thuộc này khiến bạn đi sâu vào chiếc ‘bẫy ngọt ngào’ mang tên hệ sinh thái mà các hãng giăng ra.
Tuy nhiên, đổi lại với đó ngoài sự tương đồng thì sự liên kết, hỗ trợ của các sản phẩm chung một hệ sinh thái chính là điều đáng nói. Với các thiết bị Galaxy, bạn có thể dễ dàng quản lý các tai nghe, đồng hồ, vòng đeo tay qua một ứng dụng duy nhất - Galaxy Wearable.

Hay việc bạn có thể sử dụng chiếc máy tính bảng như một màn hình thứ 2 của laptop như các Apple đã làm được và gần đây là Samsung với thế hệ Galaxy Book3 series vừa ra mắt gần đây.
Đâu mới là lựa chọn đúng?
Dĩ nhiên, việc có đi theo một hệ sinh thái hoàn chỉnh hay không là sự lựa chọn của mỗi người. Như mình đã nói, không phải lúc nào từ sản phẩm riêng lẻ của hệ sinh thái đều tốt và không có đối thủ.
Bạn hoàn toàn có thể chọn từng sản phẩm riêng biệt của các hãng sản nhau để phục vụ nhu cầu của mình. Bởi chung quy các thiết bị công nghệ được tạo ra với mục đích chung là phục vụ cho con người, hà cớ gì chúng ta phải chạy theo chúng, cuộc chơi của chúng.
Bạn là tuýp người nào? Sở hữu một hệ sinh thái hoàn chỉnh hay một tập hợp các sản phẩm riêng phục vụ tốt nhất cho bản thân. Hãy cho chúng mình biết nhé!
Xem thêm:
- Những smartphone tầm trung cận cao cấp đáng mua vào dịp TẾT
- TOP điện thoại cấu hình mạnh dưới 10 triệu đáng mua nhất tại TGDĐ!
- Những mẫu điện thoại dưới 10 triệu đáng mua nhất 2022 là đâu?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.