Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Nhà sản xuất smartphone gian lận Benchmark: Có nên tin nữa không?

Nguyễn Nhật
10/02/17
hieu_nang_800x450

* Lưu ý: Tất cả hình ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh hoạ

Những sự việc về gian lận điểm Benchmark đã xuất hiện khá nhiều. Thậm chí, nhiều hãng điện thoại nổi tiếng cũng đã từng bị cáo buộc đã từng can thiệp vào phần mềm chấm điểm hiệu năng cho smartphone.

Benchmark là gì? Tại sao hãng lại muốn can thiệp vào những phần mềm như Antutu BenchMark để làm sai lệch kết quả? Và họ đã làm điều đó như thế nào? Mình sẽ giải thích ngay sau đây.

Benchmark là một công cụ dùng đo thông số cấu hình và hiệu năng phần cứng của một thiết bị di động để xem nó “mạnh” thế nào. Điểm Benchmark trong quá trình đo là một trị số, dùng so sánh sức mạnh giữa sản phẩm này với sản phẩm khác.

Thị trường smartphone đang có tính cạnh trang rất cao và bất kì một sự yếu kém hay sai sót nào cũng có thể làm một ông lớn rời khỏi cuộc chơi. Vậy nên việc làm ra một thiết bị có chất lượng ở cả bên ngoài lẫn bên trong (có phần cứng tốt) là điều luôn được họ quan tâm.

Và làm thế nào để người dùng biết được một chiếc smartphone mạnh đến cỡ nào? Một trong những cách hữu hiệu và đơn giản nhất chính là dùng những phần mềm Benchmark như Antutu hay GeekBench để đo hiệu năng của máy.

Trong thời gian gần đây, người dùng không còn dễ dàng bị đánh lừa bởi cái khái niệm cứ nhiều nhân là tốt, hay nhiều RAM là máy sẽ ngon. Họ đã biết cách làm thế nào để đánh giá hiệu năng của một sản phẩm, qua đó những công cụ Benchmark đã trở thành một chuẩn mực để họ đo hiệu năng của smartphone.

geekbenchcopy_800x450

Về mặt lý thuyết, điểm số những phần mềm này đưa ra càng cao, tức smartphone mà chúng ta sở hữu sẽ càng mạnh. Thế nên đôi khi các hãng sản xuất sẽ ngầm can thiệp vào những phần mềm đo hiệu năng, nhằm đánh lừa người dùng rằng chiếc smartphone họ tính mua có hiệu năng cao để bán được sản phẩm.

Họ đã làm điều đó như thế nào? Có hai cách!

Một là lập trình sẵn cho phần cứng của máy nhận biết được khi nào chúng ta đang sử dụng phần mềm chấm điểm hiệu năng, để từ đó vi xử lí sẽ ra lệnh cho tất cả các bộ phận phần cứng khác hoạt động hết công suất của chúng.

Điều này sẽ giúp điểm hiệu năng cho ra sẽ rất cao so với khả năng hoạt động ở mức bình thường của phần cứng smartphone.

Cách thức hai là ghi đè thông tin giả lên những phần mềm đo hiệu năng. Mỗi ứng dụng trong hệ điều hành Android đều chỉ có một cái tên duy nhất, và cái tên này sẽ được thể hiện ngay trên thư mục chứa chúng trong bộ nhớ điện thoại.

Chẳng hạn như phần mềm AnTuTu BenchMark khi được tải về sẽ lưu trong thư mục có tên "com.antutu.ABenchMark". Các nhà sản xuất lợi dụng điểm này, từ đó họ sẽ ngầm đưa những thông số hay thêm thắt những đoạn code vào những chương trình Benchmark để cho ra điểm cao hơn.

diem_benchmark_800x449

Việc lập trình hệ điều hành Android cho máy tự động nhận diện được khi nào những phần mềm đo hiệu năng được cài đặt vào, thông qua sự xuất hiện của thư mục chứa chúng trong bộ nhớ, để thay đổi là hoàn toàn có thể.

Benchmark còn đáng tin?

Hầu hết khi người dùng phát hiện ra các nhà sản xuất smartphone Android áp dụng một trong hai phương thức trên để cho ra điểm hiệu năng cao hơn thực tế, họ sẽ cho rằng đó là một sự gian lận, và hiển nhiên cảm thấy khó chịu.

Dĩ nhiên không ai chấp nhận hành động đó của một vài nhà sản xuất. Nhưng thực tế, bạn hãy nghĩ đến việc smartphone lúc nào cũng chạy với hiệu suất tối đa như khi được chấm điểm mà xem.

Lúc đó, máy của bạn lúc nào cũng trong tình trạng nóng như lò lửa, pin thì tuột không phanh, vi xử lí cũng sẽ mau yếu dần theo năm tháng do phải hoạt động ở công suất tối đa quá nhiều.

Điều đó có đáng hay không nếu trong ngày bạn chỉ chơi game tầm 1 hay 2 tiếng, lúc đó mới cần máy hoạt động gần hết công suất?

Smartphone không như máy tính cá nhân. Chúng không được trang bị một nguồn cung cấp điện ổn định, có quạt tản nhiệt,... để giúp hiệu năng của máy có thể luôn đạt ở mức cao.

Các nhà sản xuất điện thoại phải tìm cách để cân bằng giữa hiệu năng và cách smartphone tiêu thụ dung lượng pin, từ đó giúp chúng ta có một thiết bị ổn định về mặt hiệu năng lẫn độ bền về lâu dài.

Chính vì thế, cần lưu ý điểm Benchmark chỉ là để tham khảo, việc trải nghiệm và sử dụng thực tế mới là quan trọng.

Lời kết

antutu_800x450

Thay vì chỉ trích, chúng ta hãy cảm thông cho những hãng sản xuất smartphone. Ai mà chẳng muốn làm ra smartphone lúc nào cũng mạnh mẽ, nhưng những hạn chế về công nghệ, đặc biệt là công nghệ về pin, đã chưa cho phép họ hiện thực hoá điều đó.

Vậy nên giờ đây, mình nghĩ chúng ta nên dẹp đi việc đánh giá hiệu năng smartphone qua phần mềm Benchmark. Bạn muốn biết nó có hợp với mình không, cứ thử tải game nặng như FIFA 16 hay Asphalt 8 về chơi, mở tầm 6 - 7 ứng dụng lên xem máy phản ứng ra sao, như vậy là đã đủ.

Bạn có đồng ý với quan điểm của mình? Bạn có chú tâm đến điểm Benchmark khi đi mua máy hay không?

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn nhé!

Xem thêm: AnTuTu công bố danh sách smartphone được đánh giá tốt nhất tháng 1/2017

Biên tập bởi Tech Funny
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...