Grab tự tin vẫn đủ sức để chạy đường dài, dù suy thoái do Covid-19 có ảnh hưởng đến 3 năm, tiền đâu ra mà Grab mạnh dữ vậy?
Một trong những chia sẻ gần đây, CEO Grab đã tuyên bố công ty đủ tiền để sống dù suy thoái có kéo dài tới 3 năm. Dù biết đang là công ty kinh doanh tốt, nhưng đại dịch Covid-19 có tác động rất lớn đến nhiều doanh nghiệp. Vậy điều gì đang giúp Grab tự tin khẳng định chắc nịch như thế?
Sự hậu thuẫn vững chắc từ các nhà đầu tư
Đại diện Grab cảm thấy may mắn khi có các nhà đầu tư hỗ trợ vững chắc. Với nguồn đầu tư đó thì Grab sẽ có thể vượt qua khó khăn dù đại dịch không may bị kéo dài suốt 12 tháng hay thậm chí đến tận 36 tháng.
Hồi tháng 2/2019, Grab cho biết trong vòng gọi vốn mới nhất, startup này đã kêu gọi được 4.5 tỷ USD đầu tư từ: Nhà sản xuất ô tô Toyota và Hyundai, gã khổng lồ phần mềm Microsoft, quỹ đầu tư Ping An Capital của Trung Quốc và OppenheimerFunds của Mỹ. Đặc biệt là nhà đầu tư lớn nhất SoftBank, với 1.46 tỷ USD được trích từ quỹ Vision Fund.
Cho đến hiện tại, trong bối cảnh việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang bị trì trệ vì dịch bệnh, Grab vẫn được nhận sự hậu thuẫn tư các nhà đầu tư lớn như tập đoàn công nghệ Nhật Bản - SoftBank, quỹ đầu tư nhà nước Temasek Holdings của Singapore và công ty vận tải khổng lồ của Trung Quốc - Didi Chuxing.
Grab đã huy động được nguồn vốn trị giá 9.9 tỷ USD tính đến nay (theo dữ liệu của Crunchbase), bao gồm cả cam kết đầu tư từ Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ của Nhật Bản với giá trị 706 triệu USD vào tháng 2 vừa qua.
Trên thực tế, việc nhu cầu tăng với dịch vụ vận chuyển không hoàn toàn bù đắp ảnh hưởng của mảng kinh doanh vận tải. Trước khi dịch bùng phát, Grab đã phải chịu lỗ để hoạt động và giành thế trận ở mảng vận tải công nghệ. Năm 2018, Grab lỗ 885 tỷ đồng, nâng tổng lỗ luỹ kế sau 5 năm hoạt động ở Việt Nam lên mức hơn 2.600 tỷ đồng.
Hiện tại, Grab hoạt động tại 339 thành phố trên 8 quốc gia ở châu Á, bao gồm Singapore, Malaysia và Indonesia. Gia nhập thị trường Việt Nam từ đầu năm 2014, chỉ sau hơn 5 năm hoạt động, Grab tuyên bố đã có đến 25% dân số Việt Nam (khoảng 24 triệu người, tính theo dân số Việt Nam năm 2019 là 96 triệu người) đang sử dụng dịch vụ Grab với 190.000 tài xế.
Mô hình kinh doanh đa dạng
Mô hình kinh doanh đa dạng của Grab, trong đó có cả mảng giao hàng, giao đồ ăn và đi chợ hộ, đang giúp Grab giảm thiểu được những tác động tiêu cực của dịch bệnh. Grab cũng thực hiện điều chỉnh lại theo tác động môi trường bằng cách: Đẩy mạnh các mảng dịch vụ phi vận tải để đáp ứng nhu cầu tăng vọt đồng thời di chuyển nguồn lực sao cho các tài xế vẫn có cơ hội tăng thu nhập.
Dù tăng trưởng trong mảng giao đồ cũng không thể bù đắp được những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, nhưng Grab vẫn lạc quan về triển vọng thị trường.
CEO Anthony Tan thừa nhận rằng ở một vài quốc gia, tổng giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ bán trên các nền tảng (chỉ số GMV) đã giảm theo tỷ lệ 2 chữ số. Tuy nhiên, vận tải là một dịch vụ đại chúng cần thiết, vì vậy đại diện Grab tin rằng nó sẽ phục hồi mạnh mẽ khi những lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.
Grab đã thực sự chiếm lĩnh được lượng người dùng và phục vụ nhiều dịch vụ tiện ích đến người dân Việt. Trong 2 năm qua, Grab liên tục ra mắt các dịch vụ mới như: GrabFood (giao đồ ăn), GrabExpress (giao hàng), thanh toán (GrabPay), khách sạn, cho vay tiêu dùng,… Mới đây nhất là Grab nhảy vào làm cổng thông tin điện tử, Grab TV.
Trước những diễn biến tích tực cho thấy đại dịch Covid-19 đang được kiểm soát ngày càng tốt hơn ở nhiều quốc gia ở nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tin rằng Grab vẫn sẽ làm tốt vai trò và sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải trong mùa đại dịch toàn cầu này.
Bạn có thường xuyên dùng dịch vụ của Grab không? Bạn nghĩ nếu không có Grab thì sẽ ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày? Hãy cùng chia sẻ vào ô bình luận!
Xem thêm: Người Việt được gì và mất gì trong chiến dịch đốt tiền của Grab
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.