Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Google đang có động thái học theo Apple, và Pixel chính là tiền đề

Đóng góp bởi Dương Lê
15/10/16
Google Pixel và Pixel XL
Google Pixel và Pixel XL

Giới công nghệ đã mỏi mòn chờ đợi ngày hội nghị "Made by Google" diễn ra, nhưng đến khi buổi lễ kết thúc nó chẳng đọng lại ở người ham hộ những điều mà họ muốn. Không có bất ngờ, không có cuộc cách mạng nào cả và dĩ nhiên yếu tố "wow" cũng mất hút.

Cũng qua sự kiện lần này cho thấy, Apple và Google đang có quá nhiều điểm chung rõ như ban ngày. Điều này được biên tập viên Benoit Pepicq của trang AndroidPit nhìn nhận ở góc độ một người quan sát các sự kiện công nghệ lâu năm.

Sự khởi đầu và bùng nổ

Vào giữa năm 2007, Apple bắt đầu tung chiếc iPhone thế hệ đầu tiên ra thị trường. Nhà Táo mạnh miệng khẳng định rằng, đây là chiếc smartphone sở hữu công nghệ kỹ thuật tiên tiến và khởi chạy cùng nền tảng độc quyền, mạnh mẽ, hoàn toàn khác biệt với bất kỳ nền tảng di động của đối thủ.

Đặc biệt, hệ điều hành iOS chỉ có thể xuất hiện trên điện thoại iPhone, cũng như các sản phẩm khác trong hệ sinh thái của Apple.

Năm 2005, trước khi iPhone nổi tiếng trên thế giới, Google đã mua lại Android. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google.

Kể từ khi rơi vào tay của Google, Android mới bắt đầu tỏa sáng. Ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: Một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động.

Phiên bản thương mại đầu tiên, Android 1.0, được phát hành vào tháng 9/2008, mà từ đó đã phát triển thành Android 7.1 Nougat ngày nay.

Xem thêm: Android 7.0 Nougat là gì? Đây là những điều mà bạn cần biết

Android Nougat

Cuối cùng, chúng ta có hai chiến lược hoàn toàn khác nhau: Apple đi theo hướng phát triển độc tôn với một hệ thống rất riêng dành cho các thiết bị của mình. Trong khi đó, Google lại phát triển một hệ thống mà bất kỳ ai cũng có thể "xài ké" (với điều kiện là các thiết bị đó phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật mà Google đưa ra).

Vì lý do này, Apple luôn bị chỉ trích là ích kỷ và tự cho mình là trung tâm. Về phía Google được mọi người ví như một anh hùng, một người vĩ đại luôn đem lại lợi ích cho cộng đồng. Nhưng liệu có lâu dài?

Đời chẳng ai cứ mãi cho không ai cái gì cả!

Thay đổi rồi... mọi thứ đang dần thay đổi. Google bắt đầu biết đến ca khúc "Người đàn ông tham lam". Vâng, Android không hoàn toàn miễn phí như trước.

Bên cạnh phiên bản mã nguồn mở Android Open Source Platform (AOSP) mà các bạn thường thấy cộng đồng lập trình viên sử dụng để viết ROM cook cho những máy Android đời cũ hoặc mới sử dụng, thì phiên bản Android đầy đủ Google Mobile Services platform (GMS) được cài trên những máy Samsung, Sony, LG, HTC,... sẽ là nguồn thu nhập không nhỏ cho Google.

Về cơ bản, GMS vẫn miễn phí, nhưng Google vẫn biết cách thu tiền từ nó. Bất kỳ nhà sản xuất smartphone nào muốn thêm vài dịch vụ mặc định vào bản Android đi kèm với thiết bị mà họ bán ra, buộc phải nộp một khoản phí cho Google.

Ngoài ra, Google sẽ sử dụng những dịch vụ tích hợp sẵn để thu thập các dữ liệu cần thiết giúp cho Google Ads. Bởi các bạn thấy đó, hầu hết thiết bị Android hiện nay đều có ít nhất vài ứng dụng mặc định của Google, bao gồm: Chrome, YouTube, Google Maps, Gmail,...

Vậy tại sao AOSP vẫn sống tốt khi mà GMS mới chính là "cây hái ra tiền" cho Google? Bởi vì Android đang thống trị thị trường di động, Google không muốn bị gieo tiếng ác và họ tung ra AOSP để chống việc độc quyền.

AOSP cũng là lời khẳng định của Google trong việc họ sẽ không kiểm soát hoàn toàn Android, mọi nhà phát triển đều có thể tuỳ biến và làm những gì mình thích với AOSP.

Tuy nhiên, Google không muốn đứng sau cái bóng của ai nữa, và động thái dõi theo Apple là chiến lược rất khôn ngoan mang về lợi ích cho bản thân.

Logo Google hiển thị phía sau smartphone Pixel
Logo Google hiển thị phía sau smartphone Pixel - ý nói Pixel "phone by Google" (điện thoại làm bởi Google)

Nếu trước đây, Google hợp tác với các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) để sản xuất smartphone và máy tính bảng Nexus, nhưng logo với sau máy chỉ hiển thị thương hiệu của OEM như HTC, LG, Huawei, thì nay với điện thoại PixelPixel XL, logo của hãng gia công (HTC) đã được thay bằng logo của Google.

Xem thêm: HTC nhận sản xuất Google Pixel và Pixel XL: Buồn vui lẫn lộn

Không giống như phiên bản Android trên các thiết bị Nexus, nền tảng Android trên Pixel phone đậm chất riêng của Google. Bên cạnh một bộ launcher hoàn toàn mới, Pixel cũng là mẫu smartphone đầu tiên và tính đến thời điểm này là duy nhất được sở hữu trải nghiệm hoàn chỉnh nhất, bao trùm nhất của trợ lý ảo Google Assistant.

Trong một tuyên bố chính thức, Google khẳng định Pixel sẽ được độc quyền Assistant trong thời gian trước mắt và cũng chưa có quyết định chính thức cho tương lai.

Xem thêm: Google Pixel và 7 tính năng thời thượng tạo nên sự khác biệt

Từ đây các bạn có thể thấy, Google đang đi đúng hướng mà Apple đã và đang vạch ra: Sự độc quyền. Nhưng còn may, Google hiện vẫn tiếp tục chia sẻ các yếu tố cốt lõi của Android cho các nhà sản xuất khác.

Bấm xem tiếp phần 2 tại đây.

Xem thêm: Google Pixel cũng chỉ có thế, chẳng giúp Android hạ gục Apple iPhone

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...