Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Các hãng công nghệ muốn lật đổ "ngôi vua" của Apple? Đây là giải pháp!

Đóng góp bởi Nguyễn Nhật
01/12/16
iphone_800x450

Google, một hãng phần mềm, đã tự sản xuất những chiếc smartphone của mình. Samsung, một "ông lớn" trong mảng phần cứng điện thoại, lại đang cố gắng tạo ra một hệ điều hành mới thay thế cho Android. Tại sao họ phải làm như thế?

1. Vì để thành công, phải tự làm chủ được cả phần cứng lẫn phần mềm

Đó chính là điều mà Apple muốn nhắn nhủ đến tất cả những hãng công nghệ khác. Nhờ đó mà dù đang trong thời đại smartphone lẫn laptop đang phát triển như vũ bão, Apple vẫn có một chỗ đứng nhất định.

Không chỉ vì họ có những chiếc iPhone đầy quyến rũ, hay dòng MacBook làm ngây ngất lòng người, mà chính là khả năng kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm của họ.

iPhone sau bao nhiêu năm, xét về thông số, nó thua xa với các smartphone Android, nhưng độ ổn định thì cao hơn hẳn nhờ vào hệ điều hành iOS. MacBook cũng thế, với hệ điều hành MacOS, nó mượt mà đến mức khó tin được.

Kể cả một chiếc MacBook đã 5 năm tuổi nhưng vẫn có thể chạy hệ điều hành MacOS mới nhất mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Đó là điều mà người dùng muốn gắn bó lâu dài với sản phẩm của Apple.

Xem thêm: Tại sao doanh số iPhone không bằng Samsung, nhưng lợi nhuận cao vót?

2. Các "ông lớn" khác đã làm được gì?

google-pixel

Các hãng công nghệ khác hiển nhiên đã thấy được sự cần thiết của việc làm chủ cả phần cứng lẫn phần mềm. Thế nên Google mới đây đã giới thiệu đến chúng ta hai chiếc smartphone do chính tay họ tự thiết kế và phát triển: Pixel và Pixel XL, với những đặc trưng riêng, đặc biệt là ở khâu hệ điều hành. 

Microsoft cũng không chịu kém cạnh, họ đang rục rịch chuẩn bị cho sự ra mắt của một chiếc Surface Phone (vẫn đang là tin đồn), để thay thế dòng smartphone Lumia sử dụng hệ điều hành Windows Phone do chính tay mình sản xuất.

Chưa hết, Microsoft còn tự tay thiết kế và sản xuất những chiếc tablet lai laptop rất thành công như Microsoft Surface, và gần đây nhất là chiếc máy tính để bàn Surface Studio.

Những sản phẩm trên đã giúp Microsoft khẳng định rằng họ không chỉ là một nhà sản xuất phần mềm, mà còn có thể tự tay làm luôn cả phần cứng để có thể sánh ngang với Apple.

surface-studio

Samsung sau một thời gian "chung thuỷ" với Android đã âm thầm tự phát triển một hệ điều hành riêng biệt với cái tên Tizen OS. Hệ điều hành này đã xuất hiện trên một vài mẫu smartphone Galaxy nhưng hiện chưa được bán quá rộng rãi.

Nếu như Samsung quyết định "dứt tình" với Android trong thời gian tới, họ sẽ có quyền tự hào rằng Apple có iOS cho riêng iPhone, iPad thì Samsung cũng có Tizen chỉ dành cho dòng Galaxy mà thôi.

Xem thêm: Samsung sẽ tạo ra "thế lực thứ ba" sau Android và iOS?

3. Lối đi nào cho các hãng smartphone, laptop khác?

Tất nhiên trong mảng laptop hay PC, hiện nay chỉ có những hệ điều hành phổ biến như Linux và các biến thể của nó, Windows và MacOS, thế nên để những hãng laptop như Dell, HP,... tự làm ra một hệ điều hành riêng cho máy tính của họ quả thực là rất khó.

Còn về phần smartphone, hiện tại nhiều hãng điện thoại đang cố gắng tuỳ biến Android thành những hệ điều hành khác, như: Color OS của Oppo, MIUI của Xiaomi hay EMUI của Huawei.

color-os

Nhưng nhìn chung, đó chỉ là sự tuỳ biến trên một nền tảng có sẵn và khả năng những nhà sản xuất trên tự làm ra một hệ điều hành riêng cho mình sẽ rất khó. Đơn giản vì họ không có đủ thời gian, công sức để làm được điều này.

Thế nên thay vì tự tay tạo ra một hệ điều hành khác và chưa chắc thành công, cách hay nhất dành cho các nhà sản xuất khác là tự tuỳ biến ra một biến thể của hệ điều hành Android để dành cho những "chú dế" của mình.

Điều này giúp họ vẫn có những nét đặc trưng riêng, vừa tránh hiện tượng bị sụp đổ do người dùng quay lưng, như cái cách mà dòng smartphone Palm Pre ngày xưa gặp phải với hệ điều hành Palm OS nghèo nàn của họ.

Bạn có đồng tình với việc làm chủ cả phần cứng lẫn phần mềm nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng? Theo bạn thì hệ điều hành nào dành cho smartphone hiện nay là tốt nhất?

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm: Cuộc chiến hệ điều hành trên smartphone sắp đi tới hồi kết?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...