Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Thực hư về mẹo vặt dùng Gạo để cứu thiết bị di động bị rớt xuống nước

Trương Quốc Bảo
17/09/15

Bạn có cách nào để giải thoát cho những chiếc điện thoại bị rơi vào nước? Chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên “Bỏ ngay vào hũ gạo đi!”, liệu giải pháp này có thực sự hiệu nghiệm?

Đã bao giờ vào một ngày mưa như trút nước, bạn trở về nhà trong tình trạng toàn thân ướt sũng và chiếc điện thoại tắt ngóm vì “ngạt nước”, vậy thì làm thế nào để “hồi sinh chú dế"? Nhưng trong thời đại mà máy bay không người lái bay lượn trên bầu trời, xe tự hành đang lăn bánh thì mẹo dùng gạo nghe có vẻ như phương pháp ở thời Napoleon, như kiến thức Người Ai Cập xây Kim Tự Tháp được truyền từ đời này sang đời nọ vậy!

Smartphone rơi vào nước

Vào năm 2007, chưa đầy một tháng sau khi chiếc iPhone thế hệ đầu tiên ra mắt, một thành viên trên trang MacRumors đã vô tình làm rơi chiếc iPhone vào bồn nước, tất nhiên cái mẹo bỏ vào gạo cũng được sử dụng nhưng cái kết lại không có hậu, đây có thể được xem là “thí nghiệm gạo & iPhone ướt” đầu tiên được ghi nhận. Dù vậy, điều đó chứng tỏ phương pháp này đã tồn tại trước khi kỷ nguyên smartphone bùng nổ. Những kỹ thuật chi tiết như “Liệu gạo có cần phải nấu lên hay còn sống để có thể hút nước từ điện thoại” có rất nhiều lượt bình luận trên trang Yahoo Answers.

Cũng trong năm 2007, một phóng viên của Washington Post đã làm rơi điện thoại vào toilet trong khi đang chuẩn bị… hẹn hò. Và anh chàng ngay lập tức đã viết một bài với nội dung “Làm khô thiết bị di động bằng gạo”. Trước đó, vào năm 2000 cũng có một anh chàng dùng cách này để cứu chiếc Nokia 5130 của mình.

Bỏ smartphone ướt vào gạo

Càng quay ngược thời gian ta càng đến gần hơn với nguồn gốc của mẹo này: Trong nhiều thập kỷ, gạo đã được dùng để giữ khô cho máy ảnh và phim trong những vùng khí hậu nhiệt đới. Vào năm 1996 trên tạp chí Yankee, tác giả Earl Proulx đã viết: "Nếu bạn đem theo chiếc camera của mình đến vùng khí hậu nóng ẩm, bạn có thể chống gỉ sét và nấm mốc cho thiết bị của mình bằng các loại gel silica hút ẩm (có bán tại các cửa hàng camera), đặt chúng vào trong túi xốp và để chiếc camera cùng các cuộn film vào giữa... Hoặc có thể thay thế bằng gạo chưa nấu”. Còn tạp chí Popular Photographic số ra vào tháng 6 năm 1946, một tác giả có ghi: “Trong khi silica là một giải pháp hữu hiệu để ngăn ẩm mốc và giúp cho cuộn film luôn khô thoáng, trà, giấy gói và gạo cũng có tính năng tương tự mặc dù khả năng hút ẩm của chúng không cao bằng”. Như vậy, mọi người đã đặt ra câu hỏi về sức mạnh hút ẩm của gạo từ hơn nửa thế kỷ trước.

Bỏ smartphone ướt vào gạo

Vậy thật sự mẹo này có hiệu quả hay không? Vào năm 2014, trang Gazelle đã tiến hành một thí nghiệm và chứng minh rằng nó không hề hiệu quả. Trong 7 loại đồ dùng có tại nhà, gạo sống là vật liệu ít hút nước nhất sau cả cát vệ sinh của mèo, bột mì, bột yến mạch và instant rice (gạo dùng ngay không cần rửa trước khi nấu).

Craig Beinecke, đồng sáng lập của TekDry, một công ty chuyên về Cứu hộ khẩn cấp thiết bị điện tử có đồng quan điểm. TekDry đã phát triển một loại máy đặc biệt sử dụng áp suất cao và nhiệt độ thấp để rút chất lỏng ra khỏi một chiếc điện thoại trong khoảng 20 phút. Vào năm trước, TekDry đã kết hợp với tập đoàn tư vấn DTJ để nghiên cứu về sự hiệu quả của gạo. “Trong một thí nghiệm thực tế, lượng nước mất đi khi để thiết bị trong một căn phòng thông thoáng còn nhiều hơn là để nó vào một thùng gạo”. Thí nghiệm đã đưa ra kết quả cuối cùng, còn đáng tin hay không thì còn… hên xui, vì dù sao đây cũng  là công ty lấy lợi nhuận từ việc làm khô thiết bị, và dĩ nhiên nếu cái mẹo dùng gạo này thành công thì chẳng tốt lành gì cho TekDry cả.

Dù chưa có bằng chứng xác thực, việc dùng gạo chống thấm vẫn tồn tại vì thoạt nghe qua ta thấy chúng rất có lý. Và mỗi khi điện thoại rơi vào bồn nước hoặc chậu rửa, mẹo vặt này lại được truyền sang những người mới, đương nhiên nó vẫn tốt hơn nhiều so với việc bạn cứ cố gắng mở nguồn hoặc ghim sạc thiết bị khi còn ướt, “dế yêu” của bạn sẽ ra đi trong... một nốt nhạc.

Chiếc máy hút ẩm của TekDry

Chiếc máy hút ẩm của TekDry

Bạn có còn nhớ đến chiếc điện thoại đáng thương ở đầu bài viết không? Hãy tưởng tượng sau một ngày nằm im bất động dưới lớp gạo, bạn vỡ òa hạnh phúc khi thấy chiếc smartphone yêu quý hồi sinh một cách thần kỳ. Camera hoạt động tốt, loa ngoài vẫn phát tốt, loa thoại vẫn rõ ràng. Sau đó bạn hớn hở cầm nó đi khoe với bạn bè, bỗng dưng bạn thấy thật tự hào khi mình như là một đấng khai sáng, ban tri thức đến cho mọi người. Hai tuần sau, chiếc điện thoại của bạn bắt đầu có dấu hiệu lạ, nó không thể hoạt động bình thường, bạn tức tốc mang chú dế đi bảo hành và nhân viên kỹ thuật trả kết quả về với dòng chữ “Có phải anh đã làm ướt nó?”. Ôi, thật bi kịch.

Qua những mẫu chuyện vừa hư cấu vừa thực tế trên cho ta thấy gạo là một phương pháp có tỷ lệ thành công KHÔNG CAO, nhưng hoàn toàn không gây hại thêm cho chiếc điện thoại. Có thể chúng sẽ giúp ích được trong những trường hợp “đuối nước” nhẹ, và tốt nhất là hãy đem thiết bị đến trung tâm bảo hành để được chăm sóc đúng cách.

Bạn đã từng rơi vào trường hợp đáng tiếc này và từng thử cách dùng gạo này chưa? Hay bạn biết được giải pháp nào hiệu quả hơn không? Hãy cùng chia sẻ với mọi người ở khung bình luận bên dưới nhé! 

Nguồn: TheVerge

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...