Dung lượng bộ nhớ trong (2018): Theo bạn, bao nhiêu là đủ?
Ngày trước điện thoại thường có camera 4 MP, bây giờ đã là 40 MP - tức là tăng gấp 10 lần. Trong khi đó dung lượng pin đã tăng gấp đôi, từ khoảng 1.500 lên 3.000 mAh. Vậy, tại sao cũng trong khoảng thời gian ấy nhưng bộ nhớ trong lại tăng đến... 64 lần - từ 4 lên 256 GB (thậm chí sẽ còn nhiều hơn trong tương lai... rất gần)?
Hãy cùng mình đi tìm lời giải đáp thông qua video phía trên hoặc bài viết này nhé!
Vì sao bộ nhớ trong ngày càng tăng?
Thứ nhất là do chất lượng camera. Như đã nói, nếu camera ngày xưa 4 MP thì chúng chỉ chụp ra được những bức ảnh khoảng 1.5 MB. Nhưng giờ đây, camera 40 "chấm" thì phải cho ra ảnh chụp đến 10 MB, và đó là chưa kể những mẫu smartphone có khả năng chụp ảnh RAW lên đến cả 50 MB/tấm.
Tiếp đến là video, nếu ngày xưa xài điện thoại chúng ta chỉ dùng màn hình nhỏ để xem những thước phim độ phân giải thấp với định dạng 3gp, MP4 tầm 10 MB/đoạn clip thì bây giờ, những thước phim Full HD tầm 10 phút đã chiếm mất 1 GB lưu trữ (đó là chưa tính đến phim 2K hay 4K).

Ngoài ảnh chụp và phim thì file nhạc cũng là yếu tố làm gia tăng bộ nhớ lưu trữ. Nếu ngày trước chúng ta chấp nhận nghe những file MP3 128 Kbps chỉ tầm 3 MB/bài thì ngày nay, các chuẩn nhạc Hi-Res từ 30 - 50 MB mới làm người yêu nhạc thỏa lòng.
Bên cạnh đó thì yêu cầu lưu trữ dành cho hệ điều hành cũng đã gia tăng từ khoảng 4 lên tầm 10 GB. Và bộ nhớ đệm chứa dữ liệu cache cho ứng dụng cũng ngày một nhiều hơn, ví dụ Facebook ngày trước chỉ khoảng 500 MB thì nay đã lên đến 2 GB thậm chí nhiều hơn và những app khác như Chrome, YouTube cũng tương tự.
Thay vì tăng bộ nhớ, tại sao không dùng thẻ nhớ hay giải pháp lưu trữ đám mây?
Rõ ràng, thẻ nhớ sẽ là cứu cánh để chúng ta có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Nhưng trên thực tế, ngày nay có rất nhiều sản phẩm không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài, ví dụ như iPhone hay thậm chí một số máy Android ra đời năm 2018 như Xiaomi Mi A2 cũng không.

Hơn nữa, ở một số máy Android, tuy có hỗ trợ thẻ nhớ mở rộng nhưng cũng là dạng 1 SIM + 1 thẻ nhớ hoặc chỉ dùng 2 SIM nên đôi khi vì để duy trì liên lạc, người dùng không thể xài thêm thẻ nhớ.
Còn nói đến vấn đề lưu trữ đám mây, tuy có những dịch vụ lưu trữ miễn phí như Google Drive, OneDrive nhưng chúng chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó.
Và tất nhiên, không phải ai cũng thích việc ngồi chờ xem online hoặc chưa chắc đi đến đâu cũng có mạng mà đặc biệt là Việt Nam, về nông thôn thì xem như bị "xa lánh" với công nghệ hiện đại.
Vậy, dung lượng smartphone bao nhiêu là đủ?
Trước đây, trang công nghệ Android Central đã chia sẻ rằng: Smartphone trong năm 2017 nên có bộ nhớ trong từ 64 GB. Vì vậy trong năm 2018 này, thiết nghĩ bộ nhớ trong từ 128 GB là tuyệt nhất.

Thế nên, dự là trong tương lai thì 512 GB chính là con số lý tưởng nhất để dùng lâu dài. Bởi vì sao?
Vì với dung lượng lớn bằng một chiếc laptop phổ thông, bạn sẽ dễ dàng lưu được 131.000 tấm ảnh, 1.536 video Full HD 10 phút hay 17.500 bài nhạc Hi-Res,...
Và theo mình biết trong thời gian tới, Galaxy Note 9 (tạm gọi) sẽ là chiếc smartphone thứ 3 (sau Huawei Porsche Design RS và OPPO Find X Lamborghini) sở hữu dung lượng lưu trữ khủng - lên đến 512 GB. Tất nhiên, bên cạnh khả năng lưu trữ lớn, sản phẩm này còn được sở hữu khá nhiều tính năng hay, đặc biệt là S Pen có Bluetooth để điều khiển từ xa.
Nên tựu lại, một bộ nhớ lớn đi kèm với một chiếc điện thoại hàng đầu thì sẽ giúp bạn sử dụng lâu dài hơn, đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người.
Không biết, với bạn thì bao nhiêu GB dành cho một chiếc smartphone năm 2018 là chuẩn nhất?
Xem thêm: Quá trình tiến hóa của khay SIM: Từ đơn, đa đến khay lai 2-trong-1
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.