Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đừng có dại mà lại vướng vào mấy chiêu trò làm việc online, không khéo lại mất cả chì lẫn chài, mất luôn thông tin kèm luôn nhiều thứ khác

Đóng góp bởi Hồ Đình Minh
01/04/20
work from home

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, giải pháp cho mọi người là tránh tiếp xúc với nhau, nhiều công ty cũng đã triển khai kế hoạch làm việc tại nhà. Vì thế mà nhu cầu về việc làm thêm online tăng nhiều hơn so với trước đây, thế nhưng hãy cẩn thận, liệu công việc đó có thực sự mang lại thu nhập? Hay chỉ là trò lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân, hoặc có thể là bạn không hề được trả lương.

Có những công việc thực sự có thể kiếm ra tiền từ việc làm thêm online, thu nhập trung bình có thể từ 3 đến 5 triệu, tùy theo tính chất công việc mà mức lương sẽ khác nhau. Thế nhưng, hình thức này đã dần biến tướng thành những trò lừa đảo mà không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra.

Còn một nguy cơ khác, hacker hiện có động lực lớn để theo đuổi những người làm việc tại nhà, bởi nếu thành công, họ có quyền truy cập vào dữ liệu và tài nguyên đang tạm nằm ngoài kiểm soát của mạng công ty. Nói cách khác, bạn có thể chính là “mạng sống” của công ty.

Câu chuyện về sự cảnh giác trong những “trò lừa đảo” thường thấy

Có thể kể đến công việc “Nhập mã captcha”, chắc chắn đây không phải là công việc yêu thích của nhiều người trong số chúng ta, tâm lý nhanh nản và cảm giác mệt mỏi là điều bình thường. Về hình thức công việc cụ thể, ví dụ như nhập 1 mã sẽ được 15đ, như vậy một ngày chỉ cần bỏ ra vài tiếng là có thể kiếm số tiền nhiều hơn 100.000đ.

Nghe khá là hấp dẫn, thế nhưng để nhận được số tiền đó, bạn phải “đóng tạm ứng” một khoản 200.000đ. Nếu bạn không chấp nhận, công sức bạn bỏ ra thành tro bụi, nếu bạn chấp nhận chi tiền, mã captcha bây giờ sẽ có độ khó tăng x10, kèm theo điều kiện nếu nhập sai nhiều lần sẽ bị đuổi việc, thế thì mất cả chì lẫn chài. Hãy nhớ, tìm hiểu thật kỹ về hợp đồng công việc trước khi nhận làm nó, rất có thể đó chỉ là trò lừa bịp mà thôi.

work from home

Một ví dụ khác về việc giả danh công ty marketing online, nào là đăng tin diễn đàn, đăng bài facebook, quản lý website,... thực tế công việc này khá mất thời gian, nhưng hoàn toàn có thể kiếm ra tiền, khá phù hợp cho những sinh viên nghỉ dịch đang muốn trau dồi thêm khả năng marketing của mình.

Thế nhưng đặc điểm chung của những công ty giả danh lừa đảo, là chỉ cần làm việc 2-3h/ngày, nhưng mức lương lên tới 4-5 triệu/tháng. Bạn còn phải đóng một khoản phí để nhận được một “khóa đào tạo” về marketing online, sau đó nếu được chọn, bạn sẽ nhận được thông báo qua email. Kết quả, học thì không biết bổ ích hay không, nhưng công việc thì vẫn mãi chưa thấy…

Hãy cẩn thận với "chiêu trò" của những kẻ lừa đảo đánh cắp thông tin

Có những công việc online yêu cầu bạn xác thực thông tin, bằng cách điền đầy đủ những thông tin theo yêu cầu trong CV của mình. Vì thế nên thông tin của bạn đã được đem bán đi mà bạn không hề hay biết. Bạn nói thông tin của mình không quan trọng ư? Rồi sẽ có một ngày công ty bất động sản nào đó gọi điện và tư vấn, hoặc nó dùng để làm những công việc tương tự thôi.

hacker

Vài tuần qua, hacker đang tận dụng đại dịch COVID-19 để gửi email lừa người dùng nhấp vào những liên kết độc hại, tải xuống những tệp có chứa mã độc, nhằm lấy cắp thông tin của bạn, ngay cả thông tin về tài chính của công ty, nếu bạn đang là một nhân viên làm việc online tại nhà của mình.

Hãy cẩn trọng khi kiểm tra email công việc, nếu thấy email yêu cầu bạn làm gì đó, hãy sử dụng điện thoại hoặc một email thay thế để xác minh yêu cầu. Hầu hết trong đó là những thành phần keylogger: phần mềm bí mật theo dõi các lần nhấn phím và gửi chúng đến các máy chủ điều khiển của hacker. Điều này sẽ tiết lộ thông tin đăng nhập của bạn, luôn đảm bảo rằng bạn đã cài đặt một phần mềm diệt virus tin cậy và luôn cập nhật phiên bản mới.

work from home

An toàn nhất là sử dụng một mật khẩu đủ mạnh, quan trọng hơn là bạn cần để chế độ xác thực 2 yếu tố, một tính năng mà hầu hết dịch vụ trực tuyến đều hỗ trợ. Nó yêu cầu người dùng cung cấp thêm một mã thứ 2 để có thể truy cập vào tài khoản, có thể hơi phiền phức nếu bạn phải đăng nhập nhiều lần, nhưng nó bảo vệ bạn trong trường hợp bạn trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo.

Tách riêng công việc và đời sống riêng tư để tránh thông tin bị “lây lan” cho kẻ lừa đảo qua mạng

Giống như COVID-19, việc “cách ly” công việc và cuộc sống cá nhân cũng tương tự có thể giảm thiểu rủi ro bảo mật khi làm việc tại nhà. Tốt hơn là bạn nên có một thiết bị chuyên làm việc, những gì liên quan tới cuộc sống cá nhân có thể sử dụng trên smartphone, hoặc một thiết bị khác.

work from home

Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng mạng riêng ảo (VPN) trên thiết bị bạn sử dụng cho công việc. VPN bảo vệ lưu lượng mạng của bạn bằng cách mã hóa nó. Điều này ngăn các thiết bị có thể nguy hiểm trên mạng gia đình của bạn khỏi việc sử dụng để theo dõi hoạt động công việc. Nếu tổ chức của bạn có VPN công ty riêng, có thể bạn sẽ được sử dụng nó để truy cập các máy chủ và ứng dụng của công ty bạn.

Luôn đề cao cảnh giác và cảnh báo cho những người xung quanh mình

Bạn cũng nên tự cảnh giác khi công việc nào đó yêu cầu những cam kết, hãy đảm bảo mức độ tin cậy để không phải hối tiếc vì những gì mình đã mất. Giống như một người bất cẩn có thể lây nhiễm cho người khác, một thiết bị từ xa bị xâm nhập có thể gây nguy hiểm cho cả công ty. Không phải ai cũng đủ tỉnh táo và hiểu biết để có thể phân biệt được những trò lừa đảo trên mạng, thứ đang xuất hiện nhiều hơn trong tình hình dịch bệnh này.

Hãy luôn cảnh giác để bảo vệ mọi người vượt qua mùa dịch mà không để lại bất kỳ thiệt hại nào. Cuối cùng, cuộc chiến chống lại các mối đe dọa an ninh mạng khi làm việc tại nhà cũng như cuộc chiến chống lại COVID-19: Chúng ta cần phải đồng sức đồng lòng, có đoàn kết thì mới có thể thắng lợi.

Hạn chế việc di chuyển ra ngoài từ hôm nay, để thực hiện việc cách ly toàn xã hội, đủ cảnh giác để không bị nhiễm bệnh. Và để an toàn hơn, hãy cẩn thận về những công việc online và cả những trò lừa đảo của hacker qua mạng.

Xem thêm: Bạn bối rối khi bắt đầu làm việc tại nhà, 10 "bí kíp" giúp bạn vượt khó mùa dịch!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...