Dự án Internet miễn phí toàn cầu: Hữu danh vô thực?

Internet gần như đã trở thành một "người bạn đồng hành" không thể thiếu đối với mỗi người chúng ta. Việc phủ sóng Internet lan rộng ra gần như khắp toàn cầu sẽ khiến nhiều người cảm thấy vui mừng, nhưng...
Một báo cáo mới nhất từ Liên hợp quốc được trang mạng TechRadar tổng hợp lại đã chỉ ra rằng công nghệ cùng với Internet đã giúp con người giao tiếp và gần gũi với nhau hơn. Nhưng, chúng gần như vô nghĩa với những người nghèo hay không có điều kiện. Đơn giản vì họ chẳng có cơ hội tiếp cận với những chiếc smartphone hay tablet, đồng nghĩa với việc Internet chẳng có ý nghĩa gì cả.
Chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng cả thế giới đang được hòa mình vào thế giới kỷ nguyên số nhưng không phải như vậy. Mặc dù từ năm 2005 đến năm 2015, lượng người được tiếp cận với Internet đã tăng gấp 3 lần, từ khoảng 1 tỉ người lên đến gần 3.2 tỉ. Thế nhưng với dân số Trái đất gần đã gần 8 tỉ dân, tính ra là còn đến 4.8 tỉ bạn bè của chúng ta chưa có cơ hội được biết Internet là gì.
Xem thêm: Internet lại trễ hẹn với hơn 4 tỷ người còn lại trên thế giới

Bản báo cáo này nhấn mạnh rằng: Mọi lợi ích mà Internet cũng như công nghệ hiện đại đem đến cho những người nghèo vẫn sẽ bị phủ nhận, cho đến khi chính phủ tại nơi họ sống chịu đầu tư vào các vấn đề về giáo dục, hay chăm sóc sức khỏe nhằm mang lại cho họ một cuộc sống bình ổn trước mắt.
Một bản báo cáo khác, với tựa đề Digital Dividends, đã dề cập về những lợi ích mà công nghệ kỷ nguyên số mang lại cho những người đang ở các quốc gia đói nghèo. Nhưng theo cây bút viết ra bản báo cáo này, Internet và công nghệ chỉ thực sự có lợi ích khi nó đi kèm với sự đầu tư nghiêm túc về mặt công nghệ cũng như việc tái cơ cấu nền kinh tế tại các quốc gia đó.
Với công nghệ và sự giao tiếp, trau dồi kiến thức và những kỹ năng thông qua thế giới mạng. Những người kém may mắn sẽ có cơ hội được đi học, dù là học online, họ sẽ kết nối được với nhiều nhà hảo tâm và bạn bè trên toàn thế giới, các bạn ấy sẽ có khả năng kiếm cho mình một việc làm và cuộc sống tốt hơn.

Chính vì nhận ra những lợi ích mà mạng Internet mang lại, năm ngoái, Mark Zuckerberg, Bill Gates cũng như nhiều nhà hảo tâm khác đã quyết định đưa Internet đến những nơi xa xôi và hẻo lánh vì họ đã có cùng suy nghĩ với bản báo cáo này.
Xem thêm: Facebook sẽ phát Internet miễn phí cho toàn châu Phi
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về sự khách quan của các hình thức Internet miễn phí này. Câu hỏi lớn được đặt ra: Khi Facebook hay các tổ chức khác muốn cung cấp miễn phí Internet cho người nghèo, liệu họ có thu thập thông tin hay kiểm soát chặt chẽ những nội dung được truy cập?
Đã có những làn sóng phản đối việc cung cấp Internet miễn phí ngay tại Ấn Độ hay Ai cập vì những người phản đối cho rằng Facebook đang lạm dụng sức mạnh của mình để tạo ra sự độc quyền trên internet.org. Điều này vi phạm nguyên tắc về quyền bình đẳng thông tin trên Internet vốn đang được công nhận rộng rãi hiện nay. Nói một cách dễ hiểu hơn, Facebook cho những người dân ở khu vực đó sử dụng Internet miễn phí, nhưng chỉ là với những nội dung do Facebook kiểm soát.

Để giải quyết được trọn vẹn vấn đề của câu hỏi lớn trên, dĩ nhiên cần phải làm nhiều thứ hơn nữa. Nhưng chúng ta có thể hy vọng rằng nhờ vào công nghệ, thế giới sẽ trở nên bình đẳng hơn. Một ngày nào đó khi giải quyết được vấn đề xung đột này để Internet được đi khắp muôn nơi, vấn nạn đói nghèo sẽ được xóa bỏ thông qua sự trợ giúp từ các nước phát triển, đồng thời những người dân ở nơi còn khó khăn được cung cấp những tri thức cần thiết nhằm tìm cơ hội mới dành cho mình.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy cùng thảo luận trong phần bình luận bên dưới nhé.
Xem thêm:
- Internet.org: Một dự án đầy tham vọng và tính toán của Facebook
- Làm thế nào để Facebook phát sóng internet đến nơi xa xôi?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.