Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Điểm benchmark không là tất cả khi nói về hiệu năng smartphone

Phạm Hoài Thanh
06/08/18
diem-benchmark-smartphone

Khi thông số kỹ thuật thuộc những smartphone trong cùng phân khúc là gần như tương đồng, điểm benchmark được tạo ra để giúp người dùng dễ dàng so sánh hiệu suất giữa nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, theo AndroidPIT, bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào điểm benchmark mà chỉ nên dùng nó để tham khảo.  

Khái quát về điểm benchmark

Điểm benchmark hình thành từ những chương trình được thiết kế riêng để kiểm tra CPU, GPU, bộ nhớ… và nhiều khía cạnh khác của thiết bị. Kết quả cho ra có thể là điểm số, thời gian (với thời lượng pin) hay tốc độ (mạng 4G)…

diem-benchmark-smartphone-1

Một số ứng dụng và phần mềm benchmark phổ biến có thể kể đến như: Antutu (đo hiệu năng tổng thể), Geekbench (do hiệu năng GPU), Speedtest (đo tốc độ kết nối mạng) hay loạt thí nghiệm đánh giá camera chuyên sâu do DxOMark thực hiện.

Phân loại điểm benchmark

Đây là loại điểm benchmark phổ biến hơn, có được sau quá trình mô phỏng khối lượng công việc rất lớn và đưa các linh kiện hoạt động ở 100% công suất, cho phép bạn đánh giá sức mạnh tối đa của một thiết bị.

Loại điểm chuẩn này mô phỏng khối lượng công việc ở điều kiện thực tế, vì vậy có thể nói nó hữu ích hơn trong việc đánh giá khả năng thực sự của thiết bị cho từng mục đích cụ thể.

diem-benchmark-smartphone-2

Mục tiêu của điểm benchmark là gì?

Ứng dụng benchmark được thiết kế để đo lường hiệu suất của thiết bị. Từ đó, người dùng có cơ sở dữ liệu để so sánh giữa các sản phẩm khác nhau nếu chúng có thông số kỹ thuật (CPU, GPU, RAM, ROM…) khá tương đồng.

Điểm benchmark có đáng tin không?

Về lý thuyết thì câu trả lời là có, bởi mỗi máy đều được xử lý như nhau, không hề có sự khác biệt trong thuật toán áp dụng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đảm bảo trạng thái công bằng cho các thiết bị khi thực hiện so sánh. Nếu một điện thoại đang có ứng dụng chạy nền (nghĩa là một số tài nguyên đang được sử dụng bởi chương trình hoặc ứng dụng khác), kết quả benchmark sẽ khác trường hợp không có ứng dụng nào đang được mở.  

diem-benchmark-smartphone-4

Thậm chí, một số nhà sản xuất còn gian lận để nâng cao điểm benchmark nhằn gây chú ý với người dùng, chẳng hạn như OnePlus. Cụ thể, họ sẽ thiết kế để máy nhận ra ứng dụng benchmark đang chạy và thực hiện các quy trình cho phép phần cứng hoạt động tốt hơn để đạt điểm số cao hơn, nhưng chưa chắc kết quả này sẽ chuyển thành hiệu suất tốt hơn trong thực tế.

Kết: Điểm benchmark chỉ dùng để tham khảo

Điểm benchmark có ích nếu tất cả thiết bị mang ra so sánh được xử lý theo cùng một cách, trong cùng một điều kiện giống nhau. Về lý thuyết, quá trình này sẽ giúp người dùng đánh giá được sản phẩm nào tốt hơn.

diem-benchmark-smartphone-3

Tuy nhiên, những con số chỉ nên dùng để tham khảo. Chúng chưa chắc đã phản ánh đúng việc sử dụng thiết bị trong đời sống thực. Một số smartphone có kết quả benchmark tuyệt vời nhưng không cung cấp trải nghiệm người dùng tốt (và ngược lại).

Ví dụ: Điện thoại Galaxy S sở hữu phần cứng mạnh mẽ nhưng đôi khi không chạy mượt và phản hồi nhanh như điện thoại Google Pixel có thông số kỹ thuật thấp hơn.

Bạn có kinh nghiệm gì trong việc sử dụng các bài test hiệu năng và tham khảo điểm benchmark? Cùng chia sẻ với mọi người thông qua phần bình luận ở phía dưới nhé.

Xem thêm: Hiệu năng vi xử lý cho smartphone hiện nay đã quá thừa thãi?

Biên tập bởi Tech Funny
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...