Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

[Đâu Là Tốt #11] Cảm biến vân tay vật lý Vs. Cảm biến vân tay dưới màn hình: Cuộc chiến bất phân thắng bại

Cảm biến vân tay dưới màn hình đang trở thành xu hướng và được phổ biến mạnh mẽ trên các flagship. Nhưng không có nghĩa là cảm biến vân tay vật lý mất đi vị thế của mình trong ngành smartphone. Vậy giữa cảm biến vân tay dưới màn hình vs. cảm biến vân tay vật lý, phương thức mở khóa nào thuận tiện hơn?

Xem thêm: [Đâu Là Tốt #12] Cuộc chiến tấm nền màn hình LCD Vs. Màn hình OLED: Căng thẳng như dây đàn

Cảm biến vân tay vật lý - Dễ chạm, mở nhanh, dễ sửa chữa

Touch ID hay còn gọi là cảm biến vân tay vật lý được Apple trang bị lần đầu tiên trên iPhone 5S. Touch ID được tích hợp vào nút Home của những chiếc iPhoneiPad. Nút Home kiêm Touch ID này được làm bằng chất liệu đá sapphire có thể chống trầy xước. Nhờ vậy, bề mặt của Touch ID bền bỉ hơn, nhận diện được dấu vân tay của người dùng.

Công nghệ Touch ID được duy trì cho đến iPhone 8 Plus (ra mắt năm 2017) thì người dùng đã không còn chứng kiến Touch ID xuất hiện trên chiếc iPhone nào sau đó cả. Tuy nhiên, Touch ID vẫn được duy trì trên những mẫu iPad 2019.

Sự xuất hiện của cảm biến vân tay Touch ID là sự trang bị giúp người dùng mở khóa iPhone và xác nhận tải ứng dụng nhanh hơn thay vì nhập mật khẩu như trước. Hơn nữa, mỗi người sẽ có một vân tay riêng, không ai trùng với ai cho nên nguy cơ bị hack mật khẩu gần như bằng không.

Touch ID iPhone
Touch ID lần đầu được xuất hiện trên iPhone 5S. (Nguồn: Internet)

Với phát súng mở màn trên iPhone 5S, những nhà sản xuất Android cũng phát triển cảm biến vân tay trên những mẫu smartphone của họ.

Cảm biến vân tay trên những smartphone Android phát triển mạnh mẽ từ giai đoạn 2015 - 2016 với nhiều cách đặt cảm biến vân tay khác nhau như đặt ở mặt lưng (Xiaomi, OPPOHuawei,...) hay cạnh bên (Sony). Các loại cảm biến vân tay là dạng vân tay một chạm cho tốc độ phản hồi rất nhanh không thua kém gì so với Touch ID của iPhone.

Hiện nay, thiết kế cảm biến vân tay ở mặt lưng vẫn còn được sử dụng rất nhiều, nhưng một số nhà sản xuất cũng đã chuyển cảm biến vân tay vật lý sang cạnh bên kiêm nút nguồn để thao tác mở dễ dàng hơn.

Cảm biến vân tay Android
Google Pixel 1 có cảm biến vân tay và ngay cả phiên bản mới là Google Pixel 3A vẫn giữ lại bộ cảm biến vân tay tương tự. (Nguồn: Internet)

Bên cạnh việc dùng để mở khóa điện thoại, cảm biến vân tay có hỗ trợ khóa ứng dụng hay mở khóa ứng dụng tài khoản ngân hàng, ứng dụng thanh toán điện tử hoặc hỗ trợ một số chức năng khác như chụp hình selfie hay nhận/từ chối cuộc gọi.

Đây là điều mà cảm biến vân tay dưới màn hình không hề làm được. Vì cảm biến vân tay dưới màn hình chỉ có một tác dụng duy nhất là mở khóa màn hình và chỉ hiện lên lúc màn hình ở chế độ chờ.

Cảm biến vân tay
Cảm biến vân tay luôn được đặt ở nơi dễ sử dụng. (Nguồn: Internet)

Năm nay, Apple cũng đã có hành động ưu ái cảm biến vân tay vật lý khi ra mắt iPhone SE 2020 với thiết kế cũ nhưng Touch ID đã quay trở lại. Động thái này khiến nhiều người dùng cảm thấy hào hứng. Dù chê bai thiết kế cũ nhưng Touch ID là một trong những gì mà người dùng khen ngợi. Điều này cũng đủ thấy vị thế của cảm biến vân tay vật lý vẫn chưa thể bị thay thế.

Xem thêm: Đánh giá chi tiết iPhone SE 2020: Camera đơn nhưng chụp vẫn hơn khối máy, hiệu năng cực tốt nhưng thiết kế cũ kỹ không tạo hứng thú sử dụng

iPhone SE
Apple hồi sinh iPhone SE với Touch ID. (Nguồn: Internet)

Phải công nhận một điều rằng, các loại cảm biến vân tay một chạm trên smartphone có tốc độ phản hồi nhanh như The Flash. Chỉ cần chạm nhẹ vào khu vực cảm biến là màn hình đã được mở khóa, tốc độ mở còn chưa đến 1 giây.

Cảm biến vân tay vật lý nói chung và Touch ID của Apple nói riêng đều được hỗ trợ sửa chữa khi có sự cố. Nhiều nơi đảm bảo sẽ sửa chữa được cảm biến vân tay khi không phản hồi. Chi phí sửa chữa cũng không phải quá đắt đỏ.

Tuy nhiên, cảm biến vân tay vật lý vẫn tồn tại một yếu điểm. Khi tay người dùng ra nhiều mồ hôi hay khu vực cảm biến hơi ẩm thì cảm biến sẽ khó nhận biết được vân tay. 

cảm biến vân tay dưới màn hình
Cảm biến vân tay được phát triển thành dưới màn hình. (Nguồn: Internet)

Năm qua, phương pháp sinh trắc học mở khóa điện thoại được phổ biến thêm một dạng mới: Cảm biến vân tay dưới màn hình. Vậy loại cảm biến này có gì nổi bật hơn so với cảm biến vật lý?

Cảm biến vân tay dưới màn hình - Vừa hiện đại, vừa giúp điện thoại có thiết kế đẹp hơn

Cảm biến vân tay dưới màn hình hiện nay có 2 loại: Cảm biến vân tay quang học và cảm biến vân tay siêu âm.

Cảm biến vân tay quanh học hoạt động bằng cách chụp lại hình ảnh ngón tay người dùng, sau đó phân tích và mã hóa các thông tin về những đường vân tay, rồi lưu vào một khu vực an toàn trên điện thoại. Đây là loại cảm biến vân tay dưới màn hình được được nhiều hãng như Xiaomi, OnePlus, Oppo, Huawei,... tin dùng.

Khi muốn mở khóa điện thoại, người dùng sẽ đặt ngón tay vào khu vực được quy định, máy sẽ chụp lại và phân tích, tính toán xem các đường vân tay này có giống với ngón tay đã được đăng kí trước hay không. 

Hiện tại cảm biến vân tay quang học chỉ mới có trên màn hình OLED. Bởi vì hình ảnh cảm biến chụp được thực chất là ánh sáng phản xạ lại khi các pixel trên màn hình OLED phát sáng. Cho nên khi bạn chạm vào cảm biến vân tay trên màn hình thì khu vực đó phát sáng lên. Chính vì thế mà các nhà sản xuất bổ sung nhiều hiệu ứng hoa lá cành để cho cảm biến phát sáng và mở máy đẹp mắt và "cool" ngầu hơn.

Cảm biến vân tay Huawei Mate 30 Pro
Cảm biến vân tay Huawei Mate 30 Pro là loại cảm biến quang học. (Nguồn: Internet)

Về mặt lý thuyết, cảm biến vân tay siêu âm hiện đại hơn so với cảm biến quang học vì nó dùng sóng âm để quét hình dạng ngón tay người dùng. Sóng âm sẽ giúp máy ghi nhận được các đường vân tay, sau đó mã hóa, tính toán và so sánh trong mỗi lần mở khóa điện thoại. Hiện nay, cảm biến vân tay siêu âm chỉ được trang bị trên các flagship nhà Samsung như Galaxy S10 series, Note 10 series và S20 series.

So với cảm biến quang học thì ảm biến vân tay siêu âm sẽ ít bị ảnh hưởng khi tay bạn dính nước, bị dơ, ra mồ hôi... Công nghệ này cũng cho tốc độ phản hồi nhanh hơn và an toàn hơn do ghi nhận được nhiều thông tin hơn. Vì thế mà cảm biến vân tay siêu âm cũng đắt tiền hơn.

Cảm biến vân tay Samsung Galaxy S20
Cảm biến vân tay Samsung Galaxy S20 là cảm biến siêu âm. (Nguồn: Internet)

Cảm biến vân tay quang học hay cảm biến vân tay siêu âm đều là những công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình rất tiên tiến và hiện đại. Sự ra đời của loại cảm biến này đã giải quyết được một vấn đề: Thiết kế mặt lưng smartphone.

Trước đây, cảm biến vân tay thường đặt ở phím Home như trên các smartphone của Samsung và mặt sau như các thương hiệu đến từ Trung Quốc như Xiaomi, OPPO, Huawei... Nhưng khi xu hướng màn hình tràn viền lên ngôi, các nhà sản xuất chỉ có thể đặt cảm biến vân tay vật lý ở mặt sau. Mặc dù vị trí đặt cảm biến rất thuận tay nhưng không nhiều người thích thiết kế này vì rất đại trà và không ai thích điện thoại mình bị đục khoét một lỗ như vậy cả.

Cảm biến vân tay dưới màn hình
Cảm biến vân tay dưới màn hình giúp smartphone có thiết kế đẹp mắt hơn. (Nguồn: Internet)

Cho nên cảm biến vân tay dưới màn hình khi được trang bị trên smartphone giúp máy trông tinh tế và sang trọng hơn hẳn. Nhiều smartphone tầm trung hiện nay cũng đã được trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình. Tất cả các smartphone cao cấp nhất hiện nay cũng được trang bị cảm biến vân tay dưới màn hình. Điều này cho thấy sự đi đầu xu hướng và đẳng cấp mà loại cảm biến vân tay này mang tới.

Cảm biến vân tay Samsung Galaxy S20
Cảm biến vân tay dưới màn hình chủ yếu trang bị trên smartphone tầm trung trở lên. (Nguồn: Internet)

Dù vậy, cảm biến vân tay dưới màn hình chỉ có thể thực hiện được một nhiệm vụ duy nhất: Mở khóa màn hình điện thoại. Ở chế độ sử dụng bạn sẽ không thấy được cảm biến nữa nên không thể cài đặt thao tác khác như cảm biến vân tay vật lý.

Chưa kể, cảm biến vân tay dưới màn hình không thực sự nhanh như cảm biến vân tay vật lý. Dù chúng không quá chậm, nhưng đòi hỏi bạn phải giữ tay khoảng hơn 1 giây thì cảm biến với nhận được và nếu đặt tay không đúng khu vực thì không mở được.

Nhiều dòng smartphone cũng không hiện biểu tượng vân tay xuyên suốt trên màn hình nên mỗi lần mở khóa theo thói quen mình lại phải ấn phím nguồn. Vì thế mà tốc độ mở cũng không nhanh gì cho lắm.

Tốc độ cảm biến vân tay dưới màn hình
Cảm biến vân tay dưới màn hình cho tốc độ không thực sự nhanh như cảm biến vân tay vật lý. (Nguồn: Internet)

Cảm biến vân tay dưới màn hình Vs. Cảm biến vân tay vật lý, chọn sao đây?

Chính vì sự đẳng cấp và đắt tiền, mà cảm biến vân tay dưới màn hình chưa được phổ cập trên smartphone giá rẻ hơn. Điều này tạo cơ hội cho cảm biến vân tay vật lý sống tốt, sống khỏe ở phân khúc giá rẻ và tầm trung. Một số smartphone cũng đã chuyển cảm biến vân tay sang cạnh bên giúp máy đẹp hơn nên cũng không tha thiết sử dụng cảm biến vân tay dưới màn hình.

Chưa kể, cảm biến vân tay dưới màn hình chỉ hoạt động được trên màn hình OLED, nên những smartphone có màn hình LCD (để tiết kiệm chi phí sản xuất) cũng chỉ có thể dùng cảm biến vân tay vật lý.

Vì những lý do trên mà cho đến nay rất nhiều smartphone Android vẫn còn trang bị cảm biến vân tay vật lý vì cơ chế hoạt động nhanh chóng và chi phí sản xuất rẻ. Đối với mình những thứ thuộc về phần cứng sẽ có chất lượng tốt hơn, nên mình thích cảm biến vân tay vật lý hơn. Nhất là những smartphone có cảm biến vân tay ở cạnh bên.

Vậy còn bạn, bạn thích sử dụng smartphone có cảm biến vân tay dưới màn hình hay smartphone có cảm biến vân tay vật lý? Cùng để lại ý kiến bên dưới phần bình luận nhé!

Xem thêm:

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...