Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đánh giá pin Philips Xenium V787: Thua ZenFone Max, tốc độ sạc nhanh hơn

Nguyễn Văn Tiến Dũng
19/04/16
philips-xenium-v787

Cách đây không lâu Asus đã ra mắt chiếc ZenFone Max với dung lượng pin lên đến 5.000 mAh cho thời gian sử dụng ấn tượng. Cũng vào khoảng thời gian đó, Philips ra mắt chiếc Xenium V787 cũng có dung lương pin khủng nhưng gần đây thì chiếc máy này mới xuất hiện ở Việt Nam. Dưới đây là bài đánh giá chi tiết thời lượng pin của máy, liệu với cùng dung lượng pin V787 có ấn tượng như ZenFone Max.

Xem thêm: Đánh giá pin ZenFone Max: Pin khủng 5.000 mAh cho thời gian Onscreen hơn 15 tiếng

Đầu tiên mời các bạn tham khảo cấu hình của Philips Xenium V787:

Thông số cấu hình Philips Xenium

Thời lượng pin

Điều kiện thử nghiệm:

Mình tiến hành sạc đầy pin qua đêm và rút sạc vào 7 giờ sáng để bắt đầu quá trình thử nghiệm thời lượng pin Philips Xenium V787. Các tác vụ mình sử dụng bao gồm: Lướt web bằng trình duyệt Chrome, lướt Facebook, chat Zalo, Messenger, Skype, check mail, xem phim offline, xem Youtube, chơi game (Asphalt 8). Đây là những tác vụ cơ bản mà mọi người dùng smartphone đều thực hiện. Trong quá trình này mình luôn bật wifi và không sử dụng 3G, bên dưới là bảng thống kê các tác vụ và thời gian thử nghiệm từng tác vụ: 

Quá trình sử dụng Philips Xenium V787

Như vậy thời gian onscreen của máy chỉ gần 8 giờ và tổng thời gian mình sử dụng máy là gần 10 giờ. Tuy nhiên trong thực tế mình nghĩ không nhiều người sử dụng máy với tần suất cao như vậy nên máy hoàn toàn có thể sử dụng đến tối, trước khi đi ngủ cắm sạc để sử dụng cho ngày hôm sau. Tuy nhiên máy khó mà có thể trụ nổi 2 ngày như ZenFone Max với thời gian onscreen mình đo được trong bài thử nghiệm trước lên đến 15 giờ 20 phút.

philips-xenium-v787

Mình nói thêm một chút về thời gian Onscreen, khó có quy chuẩn nào đánh giá chính xác thời lượng pin của một chiếc máy nhưng thời gian Onscreen hiện đang là thông số được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì nó rất thực tế và gắn liền với quá trình sử dụng của người dùng, hơn nữa lại dễ hiểu, dễ hình dung.

Thời gian Onsreen là tổng thời gian mở sáng màn hình và được hệ thống tự động cập nhật. Ngay cả khi nghe nhạc với màn hình tắt thì thời gian đó cũng không được cộng vào. Tất nhiên các bạn cũng nên lưu ý là thời gian này còn phụ thuộc rất nhiều vào cách dùng, tần suất sử dụng, các kết nối, độ sáng màn hình, chế độ âm thanh, các ứng dụng thứ 3... nên thông số này chỉ mang tính tham khảo, nhưng vẫn có nhiều giá trị để chúng ta đánh giá pin của một thiết bị.

Thời lượng pin Philips Xenium V787

Còn khi sử dụng 3G thì sao, các bạn có thể theo dõi biểu đồ so sánh lượng pin hao tốn của một tác vụ khi bật wifi và 3G. Với các tác vụ lướt web và xem phim trực tuyến bằng kế nối 3G sẽ tốn pin hơn wifi nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên khi bật 3G liên tục thì thời gian onscreen sẽ giảm đi đáng kể vì ngay khi không sử dụng thì các ứng dụng như Faceook, Messenger, Zalo... vẫn chạy và hao rất nhiều pin.

So với ZenFone Max thì Philips Xenium tốn pin hơn đáng kể:

So sánh ZenFone Max và Philips Xenium V787

Tuy nhiên nếu cần kéo dài thời gian sử dụng thì Philips cũng trang bị cho sản phẩm của mình một nút gạt cứng dùng để kích hoạt chế độ tiết kiệm pin. Trong chế độ này mặc định máy sẽ tắt hết các kết nối wifi, 3G, tuy nhiên cũng có thể tùy chỉnh để bật các kết nối cần thiết. Theo mình thử nghiệm thì chế độ tiết kiệm pin này cũng không phát huy nhiều tác dụng vì phần lớn lượng pin hao tốn đến từ màn hình. Hay nói cách khác thì đây thì là phím tắt nhanh các kết nối và giảm độ sáng màn hình mà thôi.

philips-xenium-v787

Xem thêm: Đánh giá Philips Xenium V787: Pin 5.000 mAh, màn hình chống mỏi mắt

Nhiệt độ

Trong quá trình sử dụng, với các tác vụ như lướt web, xem phim bằng wifi thì máy khá mát. Tuy nhiên nếu chơi game nặng hay sử dụng 3G liên tục khoảng 30 phút thì máy bắt đầu nóng nên, nếu sử dụng vào buổi trưa, nhiệt độ ở Tp.HCM lên đến 37 - 38 độ C thì cảm giác hơn khó chịu. So với ZenFone Max thì máy nóng hơn nhiều do Xenium V787 có bộ khung kim loại còn trên ZenFone Max là vỏ nhựa.

Thời gian sạc

Đây là điểm mình ấn tượng nhất với chiếc Philips Xenium V787, nhờ được trang bị củ sạc 2A nên thời gian sạc nhanh gần gấp đôi so với ZenFone Max. Mình chỉ mất khoảng 2.5 giờ để sạc đầy viên pin 5.000 mAh cho máy. Các thiết bị có dung lượng pin trên 3.000 mAh nếu không có công nghệ sạc nhanh cũng mất hơn 2 giờ để sạc đầy. Dưới đây là thống kê quá trình sạc của máy và so với ZenFone Max:

Thời gian sạc đầy Philips Xenium V787

Kết luận

Mặc dù có cùng dung lượng pin như có lẽ do cấu hình nhỉnh hơn, độ phân giải màn hình cao hơn, ngoài ra con chip MediaTek cũng không được tối ưu cho thời lượng pin tốt bằng con chip của Qualcomm nên thời lượng pin trên Philips Xenium V787 thấp hơn khá nhiều so với ZenFone Max. Tuy nhiên máy lại gọn nhẹ hơn khá nhiều, thời gian sạc cũng khá ấn tượng. Chỉ cần cắm sạc hơn 1 giờ máy đã có khoảng 50% pin tương đương 2.500 mAh, đủ để lướt web 3 - 4 giờ. Nhưng nếu xét về khía cạnh kinh tế thì Xenium V787 không tạo được nhiền ấn tượng, với mức giá gần 6 triệu đồng nhưng cấu hình không quá cao, máy khó mà thành công được như ZenFone Max

Xem thêm: Smartphone pin 5000mAh của Philips sẵn sàng tiến ra thị trường

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...