Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đánh giá Coolpad Fancy: Thiết kế đẹp, kết nối 4G, giá tốt đầu năm mới

Cô Ngân
09/02/16
Reviews Coolpad Fancy E561 2

Coolpad E561 hay còn được biết đến với cái tên Fancy, một smartphone giá rẻ dưới 4 triệu đồng. Sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ, phần khung viền chỉ 4 mm. Cùng cấu hình khá, chip lõi tứ, RAM 2 GB. Dự kiến sẽ được hãng Coolpad ra mắt trong dịp đầu năm mới, bổ sung thêm nhiều lựa chọn cho người dùng.

Nhận xét tổng quát về Coolpad Fancy:

Ưu điểm:            

Nhược điểm:

Chấm điểm Coolpad Fancy 

Thông số cấu hình máy:

Reviews Coolpad Fancy E561 1

1. Thiết kế:

Reviews Coolpad Fancy E561 3

Coolpad Fancy vẫn mang hơi hướng thiết kế chung của những dòng sản phẩm giá rẻ, thông qua việc sử dụng chất liệu nhựa làm phần khung và vỏ máy. 

Xem thêm:Trên tay Coolpad Fancy: Thiết kế nhỏ gọn, khung viền siêu mỏng chỉ 4 mm

Toàn bộ máy được tạo nên từ những đường cong quyến rũ.  Đến với mặt trước, trang bị kính cường lực thiết kế kiểu 2.5 D sang trọng, uyển chuyển, liên kết cùng bốn góc được bo tròn mềm mại. Mặt lưng cũng được vát cong về phía hai cạnh trái phải, giúp máy trông thon và gọn hơn. Điểm nổi bật hẳn lên ở phía sau là phím cảm ứng tròn, mạ kim loại sáng loáng có tên Cool Key, thoạt đầu nhiều người sẽ lầm tưởng đây là cảm biến vân tay. Nhưng thực chất Cool Key chỉ là phím chức năng, giúp chúng ta có thể tùy biến nó cho việc mở ứng dụng, mở khóa màn hình,.v.v..

Reviews Coolpad Fancy E561 4

Vỏ máy là nhựa Polycarbonate nhám giúp tạo cảm giác bám tay hơn khi cầm. Tuy nhiên loại nhựa này rất dễ bám bẩn, đặc biệt với màu trắng, sau thời gian sử dụng sẽ chuyển sang màu “cháo lòng”. Gói gọn trong kích thước 4.7” cùng độ dày 7.9 mm, nơi mỏng nhất cũng chỉ là 4 mm, vì vậy Coolpad Fancy rất nhẹ và nhỏ gọn. Kết hợp với thiết kế nguyên khối tạo cảm giác cầm nắm chắc chắn và thoải mái.

Reviews Coolpad Fancy E561 5

Nhìn chung, Coolpad Fancy vẫn toát lên nét cứng cáp ẩn lấp sau vẻ ngoài mỏng manh. Những đường cong được sử dụng một cách hiệu quả làm toát lên vẻ quyến rũ, hấp dẫn. Cá nhân mình thấy phong cách tạo dáng này phù hợp với người dùng là nữ giới hơn.

2. Màn hình hiển thị:

Lần đầu khi nhìn vào phần hiển thị mình đã phát hiện ra một vài điểm trừ. Thứ nhất là viền đen ở 4 cạnh máy dày, làm mất tính thẩm mỹ sản phẩm. Bộ ba phím cảm ứng nằm trong màn hình, cá nhân mình không thích điều này, sẽ gây khó khăn cho quá trình sử dụng.

Reviews Coolpad Fancy E561 6

Về phần hiển thị, tuy chỉ có độ phân giải HD nhưng chất lượng hình ảnh vẫn khá mịn. Một phần nhờ vào tấm nền IPS cao cấp cùng kích thước màn hình nhỏ đảm bảo mật độ điểm ảnh tốt. Ngoài ra, màn hình của Fancy có độ sáng cao và khả năng tái tạo màu sắc trung thực. Đối với hầu hết các máy sử dụng chung tấm nền IPS thì chất lượng hiển thị không phải là vấn đề phải bàn cãi.

3. Hiệu năng phần cứng, giao diện phần mềm:

Reviews Coolpad Fancy E561 7

Trang bị chip sử lý SnapDragon 410 từ Qualcomm với 4 nhân xung nhịp 1.2 GHz cùng RAM 2 GB. Với tầm giá dưới 4 triệu đồng, thì cấu hình này được xem là khá, đủ để người dùng giải quyết mọi công việc một cách ổn định. Con chip Snapdragon 410 đem lại cho mình sự hài lòng, khả năng xử lý đồ họa ở mức đủ để bạn chơi mượt game Asphalt 8 với mức cấu hình trung bình. Khi tăng cấu hình game lên cao nhất, Coolpad Fancy bắt đầu xuất hiện giật khung hình nhẹ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình chơi. Riêng game N.O.V.A 3, máy chạy mượt, các thao tác di chuyển, phản hồi chạm nhanh, chính xác.

Video test khả năng chơi game, đa nhiệm Coolpad Fancy

Điểm mình ấn tượng nhất là khả năng quản lý RAM. Với 8 game và ứng dụng được đưa vào bài test bao gồm: Tin nhắn, danh bạ, gọi điện, thư viện, quản lý file, Nova 3, Temple Run 2 và Zombie Tsunami thì tất cả không phải load lại bất cứ ứng dụng, game nào.

Reviews Coolpad Fancy E561 256

QUản lý ram tốt như vậy cũng nhờ vào giao diện phần mềm tốn ít tài nguyên. Đó chính là Motion UI, do chính hãng Coolpad tự phát triển cho phù hợp với thiết kế trên các dòng sản phẩm của hãng. Các icon được bài trí màu sắc hài hòa, bo tròn 4 góc rất giống với thiết kế bên ngoài của máy.

Ngoài ra Motion UI được tùy biến trên Android  5.1, không có bất cứ ứng dụng “rác” tiêu tốn RAM như vài hãng đang làm. Vì thế, lượng ram trống trên máy rất lớn, đủ sức hoạt động trong hơn một tuần liền mà không cần thực hiện các bước giải phóng ram.

4. Camera trước và sau:

Reviews Coolpad Fancy E561 9

Coolpad Fancy được trang bị camera trước sau lần lượt là 5 MP và 8 MP, hỗ trợ đèn flash led. Có thể thấy thông số camera sau của máy có phần khiêm tốn hơn so với các sản phẩm khác trong cùng phân khúc giá. Tuy nhiên, Coolpad Fancy lại cho thấy sự bá đạo trong phần mềm, đó là việc bạn có thể tùy chỉnh thông số như: độ nhạy sáng, ISO, tốc độ màn trập..v..v..  rất giống Lumia Camera.

Ở chế độ chụp tự động điều kiện đủ sáng, máy cho khả năng chụp ảnh nhanh, bắt nét chuyển động tốt, dải tương phản động ở mức khá. Tuy nhiên, Coolpad Fancy vẫn còn vài nhược điểm: độ chi tiết hình không cao, bệt màu. Đối với điều kiện ánh sáng trong phòng và buổi tối, ảnh chụp ra vẫn giữa được độ bão hòa màu sắc tốt, nhưng khử nhiều hơi “quá tay” nên hiện tượng bệt màu là không thể tránh khỏi. Nhưng với thông số khá khiêm tốn 8 MP cùng mức giá của sản phẩm dưới 4 triệu đồng chúng ta cũng không nên quá khắt khe với chất lượng ảnh có được.

Reviews Coolpad Fancy E561 30
Reviews Coolpad Fancy E561 25

Nói thêm về camera của máy, Coolpad Fancy hỗ trợ tính năng chụp đêm (Night Mode), ảnh chụp cải thiện độ sáng môi trường và khử nhiễu khá tốt. Chế độ HDR không mang lại tính hiệu quả, ảnh chụp vẫn chưa khắc phục hoàn toàn được yếu điểm của cơ chế tự động trong điều kiện ngược sáng hoặc chênh sáng mạnh. Chụp vài tấm ảnh với Flash Led, mình khá ấn tượng với khả năng nháy đèn của Coolpad Fancy, độ sáng cao, phủ đều. Thao tác chụp Flash đơn giản, máy chỉ lấy nét một lần rồi sau đó nháy đèn và chụp.

Reviews Coolpad Fancy E561 31
Reviews Coolpad Fancy E561 32

Ở chế độ chỉnh tay thông số. Mình có lời khen cho Coolpad khi mạnh dạn đưa khả năng này lên mẫu máy Android giá rẻ, nhưng chỉnh tay trên Fancy vẫn chưa thể gọi là tốt. Mức ISO thấp nhất là 100 và cũng chỉ có thể điều chỉnh tốc độ trập lên 1/2 s là hết cỡ. Vì vậy khả năng chụp phơi sáng bị hạn chế đi rất nhiều.

Reviews Coolpad Fancy E561 29
Chụp cận cảnh (Close-up) với khả năng lấy nét tay trên Coolpad Fancy

Việc chỉnh tay trên máy chỉ mang ý nghĩa cải thiện sáng khi chụp buổi tối lên đôi chút, chứ chưa thể hỗ trợ các bạn ham mê nhiếp ảnh có thể thoải mái "sáng tác nghệ thuật". Trên quan điểm là một người từng sử dụng qua các dòng Lumia cùng tầm giá thì mình nghĩ chỉnh tay của Fancy chưa thể bằng Lumia Camera được.

Reviews Coolpad Fancy E561 34
Reviews Coolpad Fancy E561 35
Camera trước có tính năng đoán tuổi, giới tính cùng nhận xét thú vị

Cuối cùng là camera selfie, ảnh selfie qua xử lý làm mịn da khá, da mặt không bị làm mịn hay trắng quá mức. Mặc dù có camera 5 MP nhưng ảnh chụp vẫn không có độ chi tiết cao, ảnh nhiễu hạt.  

5. Thời lượng pin:

Reviews Coolpad Fancy E561 8

Để có một thân hình siêu mỏng, quyến rũ Coolpad Fancy phải đánh đổi lấy viên pin có dung lượng nhỏ chỉ 1800 mAh. Trong quá trình sử dụng thực tế, với mức nhu cầu bình thường, máy vẫn đáp ứng được đủ một ngày làm việc. Đối với mình, một người thường xuyên lướt web, nghe nhạc, Facebook và chơi game thì 1800 mAh chưa thể gọi là đủ.

Trên đây là đánh giá cá nhân của mình sau vài ngày sử dụng máy. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm Coolpad Fancy và sẽ có quyết định đúng đắn khi lựa chọn sản phẩm cho mình.

Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...