ASUS VivoBook 14 được trang bị cấu hình mức cơ bản phù hợp cho những nhu cầu sử dụng văn phòng, giải trí. Bên cạnh đó, mẫu laptop này có vẻ ngoài nhỏ gọn nên dễ dàng di chuyển khi đi học hoặc những chuyến công tác. Cùng đánh giá xem VivoBook 14 làm được những gì nữa nhé!
Xem thêm:
- Trên tay & đánh giá nhanh ASUS ZenBook UX392: Mỏng nhẹ, nhưng đầy mạnh mẽ và sang trọng
- ASUS ra mắt 3 Chromebook 11.6 inch giá rẻ mới
Trước khi bắt đầu bài đánh giá chi tiết ASUS VivoBook 14, mình sẽ đưa ra một vài ưu/nhược điểm về chiếc máy này (qua cảm nhận của mình) trong suốt khoảng thời gian trải nghiệm:
- Ưu điểm:
- Thiết kế mỏng nhẹ, sang trọng.
- Trang bị cảm biến vân tay.
- Tốc độ mở máy và khởi động ứng dụng nhanh.
- Nhược điểm:
- Chất lượng âm thanh chưa tốt.
- Cấu hình ở mức cơ bản.
Thiết kế tổng thể
ASUS VivoBook 14 được hoàn thiện với lớp áo làm từ nhôm sang trọng. Nắp máy được làm nhám với logo ASUS bóng ở giữa. Nhỏ gọn, thời trang là những gì bạn có thể thốt lên khi lần đầu trên tay mẫu laptop này.
VivoBook 14 thuộc dòng laptop 14 inch nên dễ dàng di chuyển hay cất gọn trong ba lô hoặc túi chéo. Thân máy đạt độ mỏng 19 mm cùng trọng lượng 1.5 kg nên có thể cầm với một tay rất thuận tiện. Đây là một mẫu laptop rất phù hợp cho những bạn theo "chủ nghĩa xê dịch".
Khi mở máy lên, VivoBook 14 đem đến một vẻ ngoài trẻ trung, lịch thiệp thu hút sự "trầm trồ" của những người dùng. Máy cũng không chiếm quá nhiều diện tích trên bàn làm việc, giúp người dùng sử dụng thoải mái nhất.
Bên cạnh đó, VivoBook 14 được trang bị màn hình 14 inch nhưng được thiết kế theo phong cách NanoEdge giúp tối ưu hóa diện tích các viền màn hình. Đỉnh màn hình mỏng 9 mm và viền 2 cạnh bên mỏng 5 mm, một độ mỏng "đáng kể" so với các mẫu laptop cùng kích thước.
Nhìn chung, VivoBook 14 có phần thiết kế nhỏ gọn, cùng "cân nặng như bông" giúp chiếc chiếc máy thực sự phù hợp với đối tượng sinh viên khi đi học hằng ngày trong balo đã có khá nhiều sách vở hay đối tượng nhân viên văn phòng cần một chiếc máy linh hoạt trong tác vụ họp hành hoặc công tác.
Màn hình hiển thị
ASUS VivoBook 14 sở hữu màn hình 14 inch có độ phân giản Full HD (1.920 x 1.080 pixels) sử dụng tấm nền TFT IPS. Màn hình máy có tần số quét 60 Hz cùng công nghệ Anti Glare chống chói, có góc nhìn màn hình khá rộng, có thể nhìn được khi sử dụng ở những điều kiện ngoài trời.
Trải nghiệm sử dụng thực tế cho thấy màn hình đem đến độ sáng cao, màu sắc hiển thị khá tuy nhiên độ tương phản không cao, hiển thị màu đen không sâu nên chưa đem đến trải nghiệm xem phim hoàn hảo. Bù lại, tấm nền cho độ chi tiết khá tốt, "cày phim" Full HD và chỉnh sửa ảnh cơ bản cũng khá "ngon lành".
Bàn phím và di chuột
ASUS VivoBook 14 không được trang bị bàn phím full size nhưng vẫn đem đến thao tác đánh máy nhanh chóng. Bàn phím có hành trình phím khá sâu, độ nảy tốt nên thích hợp cho những thao tác gõ phím văn phòng. Do đó, bạn hãy yên tâm về chất lượng bàn phím của VivoBook 14 nhé.
Bàn di chuột của VivoBook 14 có tốc độ phản hồi khá nhanh. Các thao tác click "chuột trái, chuột phải" rất nhẹ nhàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi di chuyển con trỏ đôi khi bàn di chuột tạo cảm giác hơi bị rít và không được trơn tru lắm. Do đó, bạn nên sử dụng chuột rời để thao tác dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn.
Cấu hình và hiệu năng
Phiên bản ASUS VivoBook 14 mà mình đánh giá được trang bị cấu hình ở mức cơ bản:
- CPU: Intel Core i3-8145U.
- RAM: 4 GB.
- Ổ cứng: Intel Optane 32GB (H10) + SSD 512 GB M.2 PCIe.
- Card đồ họa tích hợp: Intel® UHD Graphics 620.
Để đánh giá cấu hình và hiệu năng của ASUS VivoBook 14, mình đã sử dụng phần mềm Cinebench và đo được kết quả như hình bên dưới. Có thể thấy, phần mềm đã dành tặng số điểm dành cho chiếc máy là 648 pts.
Với việc trang bị ổ cứng SSD kết hợp cùng Intel Optane, VivoBook 14 cho tốc độ mở máy rất nhanh, với thời gian khởi động máy là 13 giây. Không chỉ khởi động hệ điều hành, bộ đôi SSD cùng Intel Optane còn giúp tác vụ mở ứng dụng được thực hiện nhanh chóng.
Đồng thời, mình cũng đã sử dụng phần mềm CrystalDiskMark để đo tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD 512 GB. Kết quả thu được là ổ cứng SSD đạt tốc độ đọc là gần 2.500 MB/s (cụ thể là 2456.4 MB/s) và tốc độ ghi ở mức gần 1.300 MB/s (cụ thể là 1287.4 MB/s).
Với cấu hình này, VivoBook 14 có thể "gánh" được những tác vụ văn phòng cơ bản. Tốc độ mở Word khá nhanh, chỉ khoảng 3 giây và tốc độ mở Skype rơi vào 5 giây. Trình duyệt Chrome nổi tiếng trong việc khiến máy tính lag cũng chạy mượt mà trên VivoBook 14, thời gian mở ứng dụng là 3 giây.
Mình đã thử chỉnh sửa ảnh bằng phần mềm Adobe Photoshop CC 2015 và Adobe Lightrom CC 2015, hiệu năng khá tốt đối với cấu hình này. Mở ảnh bằng Photoshop sẽ mất 18 giây, có thể sử dụng sau ngay phần mềm được mở. Tốc độ mở Lightroom là 11 giây và có thể import ảnh để chỉnh sửa ngay sau đó.
Tản nhiệt
Phần tản nhiệt của VivoBook 14 nằm ở phần cạnh sau máy, khi gập máy lại thì tản nhiệt mới lộ ra còn khi sử dụng thì đã bị phần bản lề che phủ. Dạng thiết kế tản nhiệt này khá đẹp, có thể giấu đi những phần khuyết khi sử dụng. Tuy nhiên theo mình nghĩ hoạt động không tốt lắm.
Mình đã sử dụng phần mềm AIDA64 để đo nhiệt độ của chiếc máy, kết quả thu được là nhiệt độ trung bình dao động ở mức 59 độ C. Qua kết quả trên thì mình có thể kết luận rằng tản chưa thực sự hiệu quả. Hơn nữa, khi sử dụng lâu với các tác vụ nặng thì máy có dấu hiệu nóng phần cạnh trái.
Chất lượng âm thanh
Như bạn thấy thì loa của ASUS VivoBook 14 được thiết kế nằm ở đáy máy, đây cũng chính là phong cách thiết kế quen thuộc trên các dòng laptop ASUS mà hãng đang hướng đến.
Máy được trang bị hệ thống âm thanh Sonic Master trung thực, cùng với miếng đệm cao su ở mặt đáy và bản lề ErgoLift giúp nâng máy lên một góc cố định đem đến sự cộng hưởng âm thanh với mặt bàn.
Qua trải nghiệm thực tế, mình thấy chất lượng âm thanh trên VivoBook 14 cho khá tốt, tuy nhiên nhìn chung thì âm lượng còn khá nhỏ.
Thời lượng pin dài
Thế còn thời lượng pin thì như thế nào? Mình đã sử dụng phần mềm BatteryMon và đo thời lượng pin của ASUS VivoBook 14. Kết quả thật ấn tượng khi chiếc máy có thể hoạt động liên tục hơn 5 giờ đồng hồ, mà cụ thể là 5 giờ 11 phút.
Đạt thời lượng sử dụng ấn tượng, chiếc VivoBook 14 đã ghi điểm trong lòng bao người hâm mộ một cách dễ dàng, nhất là với những bạn làm việc luôn tục và đang rất cần một chiếc máy có viên pin "trâu".
Tổng kết
Nhìn chung ASUS VivoBook 14 phù hợp với nhu cầu làm việc văn phòng và giải trí cơ bản. Mặc dù được trang bị con chip xử lý ở tầm thấp nhưng việc hỗ trợ ổ cứng SSD đã phần nào giúp máy gỡ gạc được "sức mạnh".
Máy ghi điểm ở tốc độ mở máy và khởi động ứng dụng cực nhanh, đặc biệt phù hợp với những bạn có tốc độ làm việc cao. Tuy nhiên với những bạn nào đam mê chơi game thì VivoBook 14 không phải là lựa chọn hoàn hảo.
Xem thêm: Tổng hợp dòng sản phẩm Laptop ASUS? Đâu mới là Laptop dành cho bạn?
Ngừng kinh doanh
Xem đặc điểm nổi bật
- Màn hình: 14", Full HD (1920 x 1080)
- CPU: i3, 8145U, 2.1GHz
- Card: Intel UHD 620
- Chất liệu: Vỏ nhựa - nắp lưng bằng kim loại
- Khối lượng: 1.5 kg
Bài viết liên quan
-
ASUS Zenfone 12 Ultra lộ diện trước ngày ra mắt: Thiết kế mặt trước, jack cắm 3.5mm và các tính năng AI
10 giờ trước -
ASUS Vivobook X1404ZA - Laptop chỉ 10 triệu cực hấp dẫn dành cho bạn
20/01 -
ASUS Zenfone 12 Ultra được xác nhận ngày ra mắt, sẽ có nhiều nâng cấp mới
17/01 -
ASUS Vivobook S 14 - Chiếc laptop AI chuẩn Copilot+ PC với hiệu năng mạnh mẽ
09/01 -
[CES 2025] ASUS ra mắt Zenbook A14: Laptop Copilot+ mỏng nhẹ nhất thế giới
08/01 -
[CES 2025] ASUS ROG Strix Scar 16 và 18 2025 ra mắt đi kèm nhiều đèn LED RGB hơn
07/01
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.