Người hâm mộ Lenovo đã không phải chờ đợi lâu thêm nữa khi hãng laptop này vừa mới tung ra bộ đôi Lenovo IdeaPad Slim 3 14IIL05 i7 (81WD0040VN) và Lenovo IdeaPad Slim 3 15IIL05 i5 (81WE003QVN) với mức giá cạnh tranh. Nhưng liệu, hai chiếc laptop thuộc dòng Lenovo IdeaPad này có mang đến hiệu quả đáng tiền cho người dùng?
Xem thêm: Đánh giá chi tiết Lenovo ThinkBook 14: Thời trang đẳng cấp, phong cách thời thượng chuẩn doanh nhân!
1. Hiệu năng và tản nhiệt
Đa nhiệm tốt, chơi game cũng khỏi chê
Tóm tắt nhanh cấu hình của 2 phiên bản Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i7 và IdeaPad Slim 3 Core i5 mà mình sử dụng để đánh giá trong bài viết này:
- CPU: Intel Core i7-1065G7 / Intel Core i5-1035G4.
- RAM: DDR4 8 GB (On board 4GB +1 khe 4GB).
- Ổ cứng: SSD 512 GB M.2 PCIe và đều hỗ trợ khe cắm HDD SATA.
- Card đồ họa tích hợp: Intel Iris Plus Graphics.
Nhìn vào thông số trên, rõ ràng chúng ta đã thấy được hai phiên bản này không khác nhau nhiều mấy khi đều sở hữu RAM DDR4 8 GB giúp việc đa nhiệm hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn. Cả hai phiên bản này đều sở hữu card đồ họa tích hợp là Intel Iris Plus Graphics và điểm khác biệt duy nhất là CPU.
Có thể nhiều bạn cho rằng sức mạnh của Intel Core i7-1065G7 và Intel Core i5-1035G4 không chênh nhau nhiều mấy, thế nhưng thực tế trải nghiệm mình thấy có nhiều điểm cần nói về hai bộ CPU Gen 10 này của Intel. Trước hết, Core i7 mang đến hiệu năng ổn định hơn và giúp máy xử lý tác vụ tốt hơn. Thứ hai, Core i7 sẽ đảm bảo máy chạy những tác vụ nặng một cách ổn thỏa.
Nói như vậy không phải CPU Core i5 yếu ớt, mà chỉ là không mạnh bằng Intel Core i7 gen 10 mà thôi. Với IdeaPad Slim 3 Core i5, mình vẫn có thể dễ dàng mở đến 12 tab Chrome chạy cùng lúc với Photoshop và Lightroom. Không chỉ vậy, thỉnh thoảng mình còn mở luôn cả Liên Minh Huyền Thoại và chiến game, mượt mà và êm ái là những trải nghiệm mình nhận được khi xài bộ đôi laptop này.
Mình đã sử dụng phần mềm quen thuộc GeekBench 5 để đo CPU và hiệu năng của bộ đôi laptop này. Trong bài test CPU, phiên bản IdeaPad Slim 3 Core i7 có lõi đơn đạt 1.043 điểm và đa lõi đạt 3.858 điểm. Trong khi đó, phiên bản IdeaPad Slim 3 Core i5 có lõi đơn đạt 1.069 điểm còn đa lõi đạt 1.982 điểm
Còn ở trong bài test hiệu năng, chúng ta cũng thấy có sự khác biệt lớn về điểm số. Cụ thể ở phiên bản cao cấp Core i7, GeekBench 5 đã cho số điểm trung bình là 9.365 điểm, trong khi điểm trung bình của phiên bản Core i5 chỉ đạt phân nữa là 4.827 điểm.
Bạn có biết không, điểm nhấn đáng tiền trên bộ đôi sản phẩm này chính là card tích hợp Iris Plus Graphics. Đây là dòng card có hiệu năng cao hơn dòng Intel UHD Graphics và tiệm cận với các card rời phổ thông như MX110, MX130, MX230... Card tích hợp này có trên các dòng chip dòng G của gen 10, giúp khả năng đồ họa 4K và chiến game mượt mà.
Chúng ta có hai phiên bản để so sánh là Intel Iris Plus G4 và Intel Iris Plus G7. Phiên bản Intel Iris Plus G4 là phiên bản hướng tới người dùng văn phòng, có nhu cầu chơi game, xem phim, giải trí nhẹ nhàng, hoặc người thiết kế không chuyên. Trong khi đó, phiên bản Intel Iris Plus G7 hướng tới đối tượng chuyên thiết kế (xem video HDR 4K, chỉnh sửa render video) cũng như đáp ứng tốt nhu cầu chơi game.
Cả hai phiên bản Lenovo này đều được trang bị ổ cứng SSD 512 GB M.2 PCIe cho phép tha hồ lưu trữ nhưng thông tin quan trọng và tài liệu cần thiết. Nếu bạn thấy 512 GB vẫn chưa đủ để lưu trữ thì yên tâm, cả hai thiết bị đều hỗ trợ khe cắm HDD SATA để nâng cao dung lượng bên trong.
Mình đã sử dụng phần mềm Crystal DiskMark để đo tốc độ đọc / ghi của ổ cứng trong hai chiếc máy này. Kết quả mình thu được như 2 hình ở trên, với:
- SSD 512 GB của Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i7: Tốc độ đọc đạt 1.707 MB/s và tốc độ ghi đạt 964 MB/s.
- SSD 512 GB của Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i5: Tốc độ đọc đạt 2.297 MB/s và tốc độ ghi đạt 994 MB/s.
Đa nhiệm đã tốt, nhưng còn game còn đã hơn. Mình đã trải nghiệm thử phiên bản cao cấp Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i7 qua tựa game Liên Minh Huyền Thoại, dù chỉ là dòng laptop cho dân văn phòng như độ mượt mà với cấu hình cao đã gây ấn tượng với mình.
FPS luôn dao động trên mức 60 FPS và có thể đạt đến 93 FPS, nhờ đó mà trong mọi pha combat hay solo mình đềy rất yên tâm. Điều quan trọng lúc này là bạn phải có một nguồn mạng thật sự ổn định, như mạng mình cứ rớt lên rớt xuống miết!
Tản nhiệt hiệu quả
Về thiết kế thì như hình ảnh bên dưới có thể thấy, phần tản nhiệt của bộ đôi Lenovo IdeaPad Slim 3 đặt ở phía sau bàn phím và được "che chở" bởi viền cạnh khi bạn mở laptop ra. Tản nhiệt có hoạt động hiệu quả hay không vẫn là câu hỏi mình luôn đặt ra trong đầu.
Để trả lời cho câu hỏi này thì hãy xem ở bức ảnh bên dưới đây. Mình đã sử dụng phần mềm AIDA64 và có thể thấy, phần mềm cho nhiệt độ CPU của phiên bản IdeaPad Slim 3 Core i7 là 80 độ C, trong khi nhiệt độ CPU của phiên bản IdeaPad Slim 3 Core i5 lên đến 71 độ C.
Đây là 2 con số ở mức cao, thế nhưng trải nghiệm mình thấy máy không nóng nhiều và chỉ hơi ấm một chút thôi. Quan trọng nhất là ở phần kê tay không hề nóng một chút nào cả và không ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của bạn đâu.
2. Thiết kế đẹp và sang
Phong cách giản đơn nhưng sang trọng
Nói về thiết kế, bộ đôi Lenovo IdeaPad Slim 3 sở hữu tông màu chủ đạo là ánh bạc, mang đến vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch của một chiếc laptop thời thượng. Thật ra, tông màu này hẳn các bạn đã quá quen thuộc khi xuất hiện trên hầu hết các dòng sản phẩm đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, tuy nhiên màu bạc vẫn được chọn làm màu chủ đạo.
Nhìn lướt qua một chút, mình cảm giác như hai chiếc laptop này được làm bằng chất liệu kim loại cơ chứ, nhưng hóa ra hai chiếc laptop này chỉ được làm bằng chất liệu nhựa đơn thuần thôi các bạn ơi. Việc lựa chọn chất liệu gia công đều có mục đích cả, nếu nhà sản xuất quyết định chọn nhựa thay vì kim loại thì mình tin rằng hãng đang muốn mang đến một cảm giác sử dụng dễ chịu.
Kích thước tổng thể của hai chiếc laptop này khá lớn, do đó nếu được gia công bằng kim loại sẽ rất nặng và khó mang ra bên ngoài. Không chỉ vậy, kim loại thì tốn nhiều chi phí hơn và dễ khiến máy bị nóng. Do đó với một sản phẩm tầm trung như Lenovo IdeaPad Slim 3, mình nghĩ nhựa là lựa chọn phù hợp nhất.
Vẫn như những sản phẩm thuộc dòng Lenovo IdeaPad trước đó, bộ đôi IdeaPad Slim 3 cũng sở hữu mặt lưng đơn giản, chỉ có mỗi logo Lenovo nằm ở ngay phần góc mà thôi. Nhưng bạn biết không, logo này được dát kim loại đấy nhé! Để ý kĩ hơn một chút, bạn sẽ thấy bề mặt có những đường kẻ sọc giống như được tiện tinh một cách chỉn chu.
Hãy cùng xem bộ ảnh của hai chiếc laptop Lenovo IdeaPad Slim 3 dưới đây:
Về kết nối, bộ đôi Lenovo IdeaPad Slim 3 có số lượng cổng kết nối và vị trí đặt như nhau. Cụ thể thì ở cạnh trái, cả hai chiếc laptop đều có cổng nguồn, HDMI, 3 cổng USB và đèn thông báo. Trong khi đó thì ở cạnh phải sẽ có khe cắm thẻ nhớ SD jack cắm âm thanh 3.5 mm.
Màn hình lớn, trải nghiệm chi cũng đã
Với màn hình với kích thước lên đến 15.6 inch cho phiên bản Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i5, bạn sẽ thỏa sức trải nghiệm đa tác vụ một cách thỏa mái. Tuy nhiên với phiên bản sử dụng CPU Core i7, màn hình máy chỉ có kích thước là 14 inch mà thôi.
Tất nhiên màn hình 15.6 inch sẽ mang đến trải nghiệm không gian hiển thị rộng lớn hơn, nhưng về chất lượng thì vẫn như nhau cả. Cụ thể thì độ phân giải màn hình chỉ dừng lại ở mức Full HD và đều sử dụng tấm nền TN. Màn hình laptop có hướng ngả màu xanh nhưng bạn có thể dễ dàng chỉnh màu trong phần mềm Lenovo Vantage.
Lenovo vẫn chưa thật sự tối ưu các viền cạnh xung quanh màn hình. Bạn sẽ thấy viền trên và dưới vẫn còn khá dày, tuy nhiên với một số người dùng dễ tính thì đây không phải là vấn đề lớn. Bởi lẽ hiệu năng ngon cùng thiết kế đẹp đã gây hấp dẫn mất rồi.
Một điểm cộng trên bộ đôi Lenovo IdeaPad Slim 3 chính là khóa webcam (công nghệ Think Shutter). Nhìn lên viền cạnh trên màn hình, bạn sẽ thấy webcam có một nút khóa giúp che chở và bảo vệ ống kính trông thích mắt.
Bàn phím và bàn di chuột
Bàn phím của phiên bản Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i7 thì không có phím số do thiết kế nhỏ gọn, thế nhưng Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i5 lại có phím số ở bên phải. Tuy nhiên điều này cũng không quá quan trọng mấy nên mình chú tâm vào trải nghiệm bấm hơn.
Bàn phím của bộ đôi này bấm rất đã tay và không cảm thấy đau. Các nút phím có độ nảy tốt, phản hồi thông tin cao giúp người dùng xử lý thao tác và cho ra thông tin hiển thị trên màn ảnh nhanh chóng. Một điểm cộng nữa mình dành cho bàn phím này đó là các nút bấm có khoảng cách tương đối thoáng, giúp người dùng ít chạm nhầm khi thao tác nhanh.
Điểm cộng có đó, vậy có điểm trừ ở đây chăng? Tất nhiên là có, đó là Lenovo đã "bỏ quên" đèn phím. Vì vậy, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng máy trong môi trường có ánh sáng yếu.
Về phần màn di chuột thì mình đánh giá cao khi bề mặt rất êm ái và không bị rít. Qua đó giúp thao tác của mình tốt hơn, nhanh hơn và xử lý công việc, học tập tốt hơn.
3. Thời lượng pin đủ để chạy deadline
Về thời lượng pin thì mình đo bằng phần mềm BatteryMon quen thuộc. Trong điều kiện độ sáng màn hình ở mức 100%, loa ngoài 50%, wifi mở liên tục và sử dụng các tác vụ văn phòng bình thường thì mình thu được kết quả thời lượng pin của Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i7 là 4 tiếng 01 phút và thời lượng pin của phiên bản Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i5 là 4 tiếng 24 phút.
Với thời lượng hơn 4 tiếng cho phiên bản Core i7 và gần 4 tiếng 30 phút cho phiên bản Core i5 thì hẳn rằng, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn mà trải nghiệm các tác vụ trên chiếc máy cũng như hoàn thành công việc / học tập một cách suôn sẻ. Nếu bạn thấy mức thời lượng này vẫn chưa thật sự ấn tượng cho lắm và chưa cảm thấy an tâm, bạn nên cầm theo cục sạc khi mang laptop ra ngoài.
4. Âm thanh là một trong những điểm mạnh
Nói về thiết kế trước thì phần loa của bộ đôi Lenovo này cũng được đặt ở đáy máy nhằm tạo ra hiệu ứng âm thanh vòm. Kiểu thiết kế này chắc nhiều bạn cảm thấy thân thuộc vì xuất hiện trên đại đo số dòng laptop hiện nay.
Chất lượng âm thanh có thể nói là rất tốt. Được tích hợp công nghệ âm thanh Dolby Audio, bộ đôi Lenovo này đã tạo hiệu ứng âm thanh vòm và phát ra nhiều hướng. Nhờ đó mà khi trải nghiệm bạn sẽ thấy âm thanh vừa to, rõ và đã tai. Công nghệ này còn giúp âm thanh trong trẻo hơn, giúp loại bỏ hầu hết các tạp âm.
Tổng kết
Chốt lại, hai phiên bản Lenovo IdeaPad Slim 3 Core i7 / Core i5 này mang đến trải nghiệm đã trong tầm giá, với hiệu năng cho phép bạn vừa làm việc vừa chơi game thỏa thích. Thiết kế thì không nổi bật nhưng chính nhờ sự đơn giản ấy lại giúp cho bộ đôi phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
Còn bạn thì sao? Bạn đánh giá thế nào về bộ đôi laptop nhà Lenovo này? Hãy để lại bình luận bên dưới và cho mình biết với nhé.
Xem thêm:
- Đánh giá chi tiết laptop Lenovo IdeaPad S540: Hiệu năng mượt mà, tha hồ làm việc tại gia!
- Đánh giá chi tiết Lenovo IdeaPad S340: Không hoàn hảo nhưng lại đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng
Ngừng kinh doanh
Xem đặc điểm nổi bật
- Màn hình: 14", Full HD (1920 x 1080)
- CPU: i7, 1065G7, 1.3GHz
- Card: Intel Iris Plus
- Chất liệu: Vỏ nhựa
- Khối lượng: 1.6 kg
Ngừng kinh doanh
Xem đặc điểm nổi bật
- Màn hình: 15.6", Full HD (1920 x 1080)
- CPU: i5, 1035G4, 1.1GHz
- Card: Intel Iris Plus
- Chất liệu: Vỏ nhựa
- Khối lượng: 1.85 Kg
Bài viết liên quan
-
[CES 2025] Lenovo ra mắt loạt laptop gaming Legion mới với CPU Intel Core Ultra 9
09/01 -
[CES 2025] Lenovo ra mắt Yoga Slim 9i và Yoga Book 9i: Camera ẩn dưới màn hình, thiết kế hai màn hình độc đáo
08/01 -
Lenovo ThinkPad E14 Gen 6 - chiếc laptop dành cho người dùng "ăn chắc mặc bền"
30/12/24 -
Lenovo Yoga Slim 7 với thiết kế hoàn hảo và sức mạnh từ Intel Core Ultra 7
24/12/24 -
Trên tay Lenovo ThinkPad E14: Thiết kế sang trọng, độ bền cao, chip Intel Core Ultra 7 mạnh mẽ
24/12/24 -
Thế Giới Di Động và Lenovo ký kết hợp tác chiến lược, cùng nhau khuấy đảo thị trường Việt
20/12/24
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.