Đánh giá laptop lai Acer Aspire R14: Màn hình kém, thời lượng pin cao
Dòng laptop lai "2 in 1" đang ngày càng phổ biến, khi mà các hãng laptop đều đã có sản phẩm của riêng mình trong từng phân khúc. Acer cũng tiến vào thị trường này muộn hơn so với các đối thủ khi ra mắt Acer Aspire R14 tại triễn lãm công nghệ IFA 2014. Chiếc máy mình đánh giá dưới đây có tên mã là R5-471T-554F.
Xem thêm: Đánh giá Asus ROG G752VY: Con "quái vật" trong thế giới laptop
Ưu điểm:
- Thiết kế đẹp, hoàn thiện cao.
- Hiệu năng ổn định.
- Âm thanh vang và rõ.
- Thời lượng pin cao, tản nhiệt tốt.
Nhược điểm:
- Màn hình LCD có góc nhìn tương đối hẹp.
- Phím bấm nhỏ, không thoải mái khi sử dụng.
Nhận xét chung:
Là mẫu laptop 2 trong 1 tầm trung của Acer, Aspire R14 được trang bị với bộ xử lý Intel Core i5 thế hệ thứ 6, loa ngoài chất lượng cao, thiết kế đẹp, trang nhã và thời lượng pin rất ấn tượng, tuy nhiên còn một số nhược điểm về màn hình và bàn phím. Mình nghĩ Aspire R14 sẽ là một sản phẩm đáng lưu ý khi chọn mua laptop nếu có giá thành rẻ hơn hiện tại (khoảng 17 triệu đồng).
Thết kế kim loại là chủ yếu
Thiết kế của Aspire R14 khá tinh vi. Nắp máy được đánh bóng với nhôm phay xước, viền được phủ một lớp nhựa cao su đồng máu tạo cảm giác chắn chắn và sang trọng.
Mặt đáy đơn giản với khe tản nhiệt và 2 dải loa được thiết kế đối xứng gần cạnh trước. Ở giữa có một gờ cao su để đỡ màn hình khi gập lại ở chế độ tablet.
Được xếp vào dòng laptop ultrabook, chiếc R14 khá gọn nhẹ nhưng vẫn tạo nên cảm giác chắc chắn và bền.
Với kích thước dài 343,4 mm - ngang 245,11 mm - dày 18,5 mm và khối lượng 1,9 kg, chiếc R14 mỏng hơn chiếc laptop "2 in 1" của Lenovo là Yoga 500 với độ dày 21,5 mm nhưng Yoga 500 lại nhẹ hơn R14 0,1 kg (1,8 kg).
Xem thêm: [Đánh giá] Laptop Lenovo Yoga 500 - "Transformer" 4 tư thế, giá hợp lý
Với việc sỡ hưu 4 tư thế (laptop truyền thống, trình chiếu, lều và tablet) Aspire R14 cho thấy khả năng làm việc khá linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh. Một trong những ưu điểm của máy là có khả năng mở màn hình chỉ bằng 1 tay. Tuy nhiên khi sử dụng ở chế độ trình chiếu, hoặc sử dụng màn hình cảm ứng ở chế độ laptop, màn hình của máy có hiện tượng rung lắc nhẹ mỗi lần chúng ta tương tác, đây là nhược điểm chung của các máy lai "2 in 1" mà mình chưa thấy máy nào khắc phục được.
Một số hình ảnh cho các tư thế của máy:
Cổng kết nối tương đối đầy đủ. Nâng cấp phần cứng hạn chế
Tương tự với nhiều mẫu labtop lai khác, việc kết hợp nhiều tính năng của máy tính bằng và máy tính xách tay vào chung một không gian nhỏ hẹp yêu cầu nhà sản xuất phải lược bỏ đi một số thanh phần kém quang trọng.
Bên cạnh đó với thiết kế gần như là nguyên khối và các thành phần quan trọng được tích hợp trực tiếp lên bo mạch chính làm cho máy khiến khả năng nâng cấp phần cứng của máy có nhiều hạn chế.
Màn hình có góc hình hẹp. Âm thanh được hỗ trợ bởi công nghệ của Dolby.
Chiếc Acer Aspire R 14 được trang bị với màn hình kích thước 14 inch độ phân giải full HD (1920 x 1080). Màn hình có thể hiển thị chi tiết khá tốt nhưng màu sắc lại không thực sự chính xác. Độ sáng tối đa đo được của màn hình chiếc R14 là 199 nit, thấp hơn mức trung bình của dòng ultrabook là 248 nit.
Mặc dù được định giá ở phân khúc tầm trung nhưng Aspire R14 chỉ được trang bị màn hình LCD thường với tên đầy đủ là LCD 14" FHD Acer CineCrystal(tm) Multi-touch, điều đó cho thấy máy có góc nhìn hẹp là điều hiển nhiên. Cụ thể khi nhìn lệch từ hai hướng trái phải và dưới, hình ảnh sẽ bị sai màu, bạn phải nhìn thẳng vào màn hình hoặc tự trên xuống mới thấy được hình ảnh rõ nét.
Xem thêm: Loại màn hình TFT, LCD, AMOLED... là gì?
Với bộ loa ngoài được hỗ trợ bởi công nghệ của Dolby, chiếc R14 có thể dễ dàng phát ra âm thanh đủ để tràn ngập một phòng lớn. Lưới của loa ngoài được đặt ở mặt đáy của máy, có thể phát ra âm thanh lớn và có chất âm tốt. Hướng ra của âm thanh sẽ được điều chỉnh ngay khi máy chuyển tư thế sử dụng mục đích cho âm thanh vẫn không bị hụt. Để hỗ trợ loa, máy còn đi kèm với phần mềm Dolby Audio.
Bàn phím Chiclet nhỏ. Touchpad có khả năng đa nhiệm tốt
Aspire R14 sỡ hữu bàn phím chiclet có các phím bấm khá nhỏ, được đặt hơi sát với nhau dễ bấm nhầm, bên cạnh đó hành trình phím khá nông, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng và tốc độ soạn thảo văn bản. Mình không thích thiết kế này, trong khi phần viên ngoài bàn phím khá rộng, Acer có thế cho bàn phím to hơn, cảm giác bấm thoải mái hơn.
Touchpad của máy khá rộng, 2 phím chuột trái phải được thiết kế giấu bên dưới bề mặt cảm ứng. Trải nghiệm thực tế cho thấy touchpad có khả năng hoạt động đa nhiệm tốt, ma sát ở mức vừa phải, các thao tác thu phóng đều được thực hiện một cách dễ dàng.
Bàn phím và touchpad được thiết kế lõm sâu hơn bề mặt máy, đây là thiết kế tối ưu cho việc sử dụng ở chế độ trình chiếu hoặc tablet. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng tự động vô hiệu khi mở màn hình quá 180 độ, đây là điểm mình đánh giá cao ở sản phẩm này.
Hiệu năng ở mức ổn định
Chiếc máy mình trên tay ở đây là có tên mã đầy đủ là Acer Aspire R14-R5-471T-554F với cấu hình chi tiết như sau:
Mặc dù được trang bị vi xử lý Intel Core i5 6200U Skylake, nhưng máy chỉ có card on-board Intel Graphics 520. Dù đây là phiên bản mới nhất nhưng việc không có card màn hình rời phần nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
Mình chọn ra hai máy để so sánh hiệu năng với Aspire R14:
- Dell Vostro 5459 (Intel Core i5 6200U, GTX 930M, RAM 4GB DDR3, Windows 10 64-bit)
- HP Envy 13 (Intel Core i5 6200U, Intel Graphics 520, RAM 4GB DDR3, Windows 10 64-bit)
Đầu tiên là đánh giá hiệu năng tổng thể bằng PC Mark 7 & PC Mark 8:
Đánh giá hiệu suất CPU bằng Cinebench 11.5:
Đánh giá khả năng xử lý đồ họa bằng 3D Mark & 3D Mark 11:
Test khả năng đọc ghi dữ liệu bằng CrystalDisk Mark & HD Tune:
Kết quả benchmark cho thấy về phần hiệu năng tổng thể và hiệu suất CPU Aspire R14 vượt trội hơn hẳn hai mẫu còn lại,nhưng vì thiếu card đồ họa rời nên khả năng xử lý đồ họa của R14 không được cao. Dell Vostro 5459 sở hữu card GTX 930M nên điểm đều cao hơn 2 sản phẩm còn lại, mặc dù chênh lệch không nhiều.
Vì không có ổ SSD nên Dell được loại ra khỏi phần đánh giá tốc độ ổ cứng. Ở phần này điểm CrystalDisk Mark của 2 máy Acer và HP là ngang nhau nhưng điểm HD Tune của HP lại cao hơn của Acer khá nhiều.
Game: chơi tốt những game không yêu cầu cấu hình cao
Được thiết kế cho nhu cầu giải trí và văn phòng nên không thể yêu cầu R14 chơi những game chuyên biệt. Tuy vậy, máy vẫn có khả năng chơi những game giải trí ở mức cơ bản.
Pin thời lượng cao. Khả năng tản nhiệt tốt
Thử nghiệm thực tế với độ sáng màn hình 50%, mình lướt web, đọc báo, xem tin tức, youtube, và sử dụng Facebook thì máy đạt mức sử dụng 5 giờ 42 phút. Khá là cao so với các laptop cùng phân khúc, đặc biệt là đối với dòng laptop 2 trong 1 thường không được đánh giá cao về thời lượng pin. Bên cạnh đó máy cũng có thời gian sạc khá nhanh, chỉ mất từ 1 tiếng 25 phút để sạc sự 20% lên tới 100% pin.
Máy hoạt động khá mát mẻ, hệ thống tản nhiệt tốt, khe xả nhiệt được đặt ở phía bản lề nên không ảnh hường tời người dùng. Máy chỉ hơi nóng lên ở phần bản lề khi sử dụng một số game nặng.
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.