Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đã tìm ra lý do vì sao smartphone bị rơi thường vỡ màn hình

Đóng góp bởi Trấn Minh
01/01/23
Đã tìm ra lý do vì sao smartphone bị rơi thường vỡ màn hình!

Đối với người dùng smartphone thì việc lỡ tay làm rơi, vỡ màn hình thiết bị là điều chẳng vui tẹo nào. Và thông thường, chúng ta sẽ có xu hướng đỗ lỗi cho sự xui xẻo. Nhưng bạn có biết, sự thật thì không phải như vậy !?

Mới đây, một nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật lý đã tìm ra nguyên nhân vì sao những chiếc smartphone thường va chạm phần màn hình rồi bị nứt, vỡ khi rơi xuống mặt đất. Và phát hiện này do chính giáo sư Robert Matthews, người từng đoạt giải Nobel vật lý vào năm 1996 với một định luật có liên quan - Murphy (định luật bánh bơ) công bố.

Được biết, Murphy là một định luật vật lý (kèm công thức) gây tranh cãi và cũng rất hài hước kiểu như nó cho rằng xác suất bạn gặp những chuyện không may sẽ nhiều hơn gặp may. Chẳng hạn như là cả tuần đi làm bạn đều mang theo ô (dù) nhưng có một ngày duy nhất bạn quên mang, trùng hợp hôm đó cũng mặc bộ đồ đẹp nhất nhưng rốt cuộc lại gặp mưa hay khi đánh rơi một mẫu bánh sandwich xuống đất, thường thì phần mặt bánh được trét bơ, bôi mứt sẽ bị ụp xuống đất.

broken-phone
Định luật Murphy (Nguồn: Cesti)

Tương tự, việc đánh rơi smartphone cũng vậy, nếu giải thích theo định luật Murphy thì xu hướng thiết bị sẽ "dùng" phần màn hình để va chạm với mặt đất sẽ nhiều hơn những bộ phận khác. Ở đây, giáo sư Matthews giải thích thêm là do thói quen cầm thiết bị của chúng ta nên khi xảy ra tình huống xấu, smartphone sẽ tự xoay vòng. Nhưng tiếc thay là độ cao khi chúng ta cầm thiết bị so với mặt đất là quá ít nên chúng không đủ thời gian để có thể tự xoay trở và hạ cánh an toàn được.

Ngoài ra, xác suất không hay này còn bị tác động bởi yếu tố thiết kế quá trơn, quá phẳng của những smartphone thời nay. Kèm theo đó là thời gian cầm thiết bị quá lâu của người dùng - một người cứ mò mẫm thiết bị suốt ngày (nghiện smartphone) sẽ rất vụng về để đánh rơi smartphone của họ hơn những người khác.

Công thức Robert Matthews đưa ra để tính xác suất rơi smartphone
Công thức tính tốc độ quay của smartphone khi rơi.​

Vậy nên, lời khuyên cho những ai muốn bảo toàn "tính mạng" của màn hình smartphone là hãy cầm thật chắc thiết bị của mình, song song đó là hạn chế cầm quá nhiều hoặc quá lâu. Việc dùng ốp lưng có phần viền dày hay các loại miếng dán cường lực cho màn hình cũng rất đáng để xem xét.

Bên cạnh đó, nếu không may đánh rơi thiết bị, nếu đủ nhanh hãy dùng chân của mình (có mang giầy) để đỡ nhằm làm giảm lực tác động. Còn không, hãy để cho smartphone rơi tự do một cách "bình thường - hồn nhiên", tuy không khyến cáo nhưng thông thường theo xác suất những thứ thuận theo tự nhiên sẽ tồn tại tốt hơn, ví dụ như một đứa bé bị ngã sẽ ít xảy ra các chấn thương như người lớn do chúng chưa có những phản xạ chống lại các yếu tố bất ngờ.

Bạn đã từng đánh rơi smartphone và chúng bị vỡ màn hình chưa? Hãy comment chia sẻ trải nghiệm bên dưới để xem xác suất gặp phải có như định luật Murphy không nhé!

Nguồn: Mirror & ANDROIDPIT

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÙNG

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...