Cựu kỹ sư Apple bật mí quy trình kiểm duyệt ứng dụng cho iPhone, iPad
Theo lời tâm sự của một người từng xét duyệt các ứng dụng trên App Store cho hay, ông rất lo lắng về việc đối đầu, cạnh tranh của các nhà phát triển và Apple cũng như quy trình làm việc của đội ngũ phê duyệt ứng dụng, nó có rất nhiều “khe hở” làm hai bên nhiều lần xảy ra tranh cãi.
Cụ thể, trong buổi phỏng vấn chia sẻ với tạp chí Bloomberg, Phillip Shoemaker cho biết trước đây ông là người đảm nhiệm vai trò phê duyệt các ứng dụng trước khi đưa lên App Store từ năm 2009 đến 2016, vì thế rất hiểu môi trường trong đó như thế nào. Khi các nhà phát triển tạo ra thành phẩm sẽ đăng bán trên App Store và lúc này họ phải chịu sự kiểm duyệt khắt khe của công ty Apple.
Từ năm 2008 đến bây giờ, chợ ứng dụng App Store đã gom về cho mình hơn 2 triệu ứng dụng. Nhưng đằng sau đó lại là một câu chuyện buồn, vì một số ứng dụng hay ho, bổ ích thì bị loại bỏ, trong khi một số ứng dụng không đáng xét duyệt lại vượt qua vòng kiểm tra.
Cựu kĩ sư Shoemaker chia sẻ: Bạn có biết cái cảm giác khi mình là người gạch tên những ứng dụng không đạt yêu cầu của công ty, nhưng vẫn biết nó là nguồn sống của nhóm phát triển và là cái giúp họ lo cho gia đình, lo cho con cái họ đi học. Trái tim của tôi như tan nát mỗi khi đưa ra quyết định như vậy.
Những năm tháng đầu thành lập công ty, Apple chỉ bố trí nhóm 3 người đánh giá các ứng dụng dẫn đến thời gian kiểm duyệt kéo dài. Mặc dù vậy, Phil Schiller trong vai trò Phó giám đốc tiếp thị của Apple vẫn luôn đề cao giá trị con người trong lao động nên vẫn để họ kiểm duyệt ứng dụng thay vì dùng máy móc tự động để dò lỗi.
Theo đó cựu kĩ sư Shoemaker mô tả công việc của các nhân viên tại đây, họ phải làm việc trong một căn phòng họp nhỏ nơi có các thiết bị hỗ trợ như máy Mac, iPad và iPhone để thực hiện công việc kiểm duyệt. Cứ mỗi sáng, các nhân viên này sẽ chọn 30 đến 100 ứng dụng từ một công cụ web và tải nó xuống rồi chạy thử.
Nhận thấy công việc tốn rất nhiều thời gian, sau đó Apple đã thuê thêm nhiều kĩ sư về làm và mở rộng thêm nhiều cơ sở làm việc ở Mỹ để nhân viên được thoải mái hơn. Đổi lại, trong công việc Apple yêu cầu nhân viên của mình phải công bằng với tất cả nhà phát triển bên thứ ba, dù cho có là công ty lớn cung cấp ứng dụng quan trọng cho iOS.
Shoemaker kể lại: Tôi đã phản hồi cho công ty Facebook rất nhiều lần, mặc dù là một trong những nhà phát triển có quy mô nhưng họ lại có những đoạn code rất dở trong thời gian đầu. Bên cạnh đó, ứng dụng Google Voice từng bị Apple từ chối phê duyệt, với lý do đơn giản là công ty “Táo khuyết” lo lắng các công ty như Google và Facebook có thể tạo ra dịch vụ thay thế các ứng dụng gốc của iPhone và iPad.
Nhưng cuối cùng, Google Voice và các dịch vụ gọi điện khác vẫn được Apple phê duyệt và đưa lên App Store. Cựu kĩ sư còn tiết lộ thêm về những màn cạnh tranh đối đầu của chính công ty ông làm với các nhà phát triển. Ông cho rằng đây là điều bình thường vì những ngày đầu thành lập công ty, Apple còn khó khăn nên quy trình làm việc còn nhiều “khe hở”.
Và bây giờ đã khác, “Táo khuyết” đã bắt đầu học hỏi và tạo ra các tính năng tương tự với bên thứ ba. Tuy nhiên, Apple dường như luôn thích cạnh tranh với những thứ mà các công ty và doanh nghiệp khác đang tranh giành, chính điều ấy làm Shoemaker cảm thấy rất quan ngại.
Hàng năm, cứ đến dịp hội nghị các nhà phát triển toàn cầu WWDC là nơi Apple cân bằng giữa việc cạnh tranh và hợp tác với các nhà phát triển. Cựu kĩ sư Apple còn cho hay, trong khi chuẩn bị cho WWDC mỗi năm, ông và nhóm của mình phải giải quyết một mớ công việc “rối ren” để hoàn thiện bài thuyết trình cho các nhà phát triển.
Nguồn: Bloomberg
Xem thêm: 10 lời tiên tri hoàn toàn đúng về công nghệ tương lai của Steve Jobs
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.