Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Cuộc chiến thương mại tác động xấu đến ngành công nghiệp chip bán dẫn

Khắc Ngọc
31/08/19
Chip bán dẫn

Chủ tịch hiệp hội ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn Trung Quốc, Lung Chu cho biết: 'ngành công nghiệp bán dẫn đang phải đối mặt với mối đe dọa sâu sắc từ căng thẳng chính trị leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc'. 

Sự bão hoà của thị trường thiết bị di động đã làm ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn gặp nhiều khó khăn. Cộng hưởng với chiến tranh thương mại gần đây đã làm tình hình trở nên tệ hơn. 

Chip bán dẫn

Theo Chu, với việc nhiều đối tác trên thế giới từ chối sử dụng công nghệ chip cũng như hạn chế trong xuất khẩu đối với Huawei, có thể tác động mạnh lên cả ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn. Hơn hết, nó sẽ thay đổi cả quy trình của chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bị bị kẹt trong chiến thương mại hơn một năm nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Vào tháng 5, chính quyền Washington đã đưa Huawei vào danh sách đen cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.

Ngay sau đó, Mỹ đã 'bồi thường" cho Huawei khoản 90 ngày để mua vật tư và cho phép các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục bán các sản phẩm cho viễn thông Trung Quốc. Khoản bồi thường đó đã được kéo dài thêm 90 ngày vào tháng Tám.

Chip bán dẫn

Tuần này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ báo cáo đã nhận được hơn 130 đơn đăng ký từ các công ty yêu cầu bán hàng hóa Mỹ cho Huawei. Đương nhiên, những đơn đăng ký này vẫn bị bỏ ngỏ.

Trong trường hợp bị từ chối hợp tác với công ty Mỹ, như Qualcomm và Intel thì sự chững lại trong ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn sẽ trở nên tồi tệ hơn, ông Chu chia sẻ. 

Chip bán dẫn

Huawei là người mua chip bán dẫn lớn thứ ba trên thế giới, Chu nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng phải hứng chịu những bất lợi, khi mà các công ty Mỹ thống trị ngành công nghiệp bán dẫn.

Đây sẽ là một tác động lớn đối với các công ty Mỹ nếu họ không thể bán chip bán dẫn cho Huawei, ông nói thêm.

Chip bán dẫn

Về lâu dài, điều này có thể sẽ mang lại lợi ích cho các công ty ngoài Mỹ nếu những công ty này không bị lệnh cấm của chính quyền Washington, Chu nói. Huawei đã tiến hành phát triển việc tự sản xuất chip bán dẫn mà không phụ thuộc vào công ty nào và có khả năng sẽ đẩy nhanh quá trình.

Tuy nhiên, Chu bày tỏ hy vọng họ sẽ được trở lại hợp tác với các công ty chip bán dẫn trên toàn cầu.

Tôi vẫn tin tưởng vào sự hợp tác toàn cầu như là một cách để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, Chu nói. Chính trị chia rẽ, nhưng về mặt công nghệ chúng ta phải cùng nhau đoàn kết và tôi nghĩ đây là một bài học mà tất cả chúng ta đều có thể rút ra được.

Nguồn: CNBC

Xem thêm: Huawei ra mắt MediaPad M6 Turbo: RAM 6GB, chip Kirin 980 mạnh mẽ

Biên tập bởi Hồ Nguyễn Anh Phong
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...