Cấu hình smartphone: Phát triển vì người dùng, hay chỉ để chạy đua?

Kể từ khi Google (Android) bước vào cuộc chiến di động khoảng năm 2008, nghành công nghiệp này đã trở nên sôi nổi và phát triển hơn bao giờ hết. Dù vậy khi nhìn lại, lắm lúc mình phải tự hỏi: Các hãng đang "chiến đấu" vì người dùng hay chỉ để chạy đua với nhau?
8 năm, không phải là con số nhỏ khi nói về đại lượng thời gian nhưng nó thực sự rất ngắn so với sự phát triển vũ bão của làng di động. Mới ngày nào, điện thoại cảm ứng còn là cái gì đó xa xỉ thì giờ đây, hầu như ai cũng có!
Vâng, đó là thứ chúng ta phải công nhận và được hưởng từ sự tiến bộ công nghệ. Nhưng liệu có phải là tất cả?

Được biết, hầu như tất cả các hãng công nghệ đều nói rằng "Chúng tôi phát triển vì người dùng và lấy họ ra làm trung tâm". Ấy vậy mà, chí ít là với mình, mọi sự phát triển ở thời điểm hiện tại không hoàn toàn là như vậy - cụ thể là việc trang bị cấu hình lên smartphone.
Mỗi năm, thay vì cố gắng tạo ra một thiết bị đặc sắc & hỗ trợ đắc lực cho người dùng thì các hãng lại tận dụng tối đa sức mạnh cấu hình ra để quảng bá, cạnh tranh nhau. Nếu chuẩn chung của 2015 là Snapdragon 810 cùng 3 GB RAM thì khi nhắc đến flagship 2016, người dùng thường tự nghĩ "Lại Snapdragon 820 với RAM 4 GB đây mà!".
Và rồi sau khi những "đầu tàu" đến tay người tiêu dùng thì những sản phẩm "ăn theo" tính năng, giao diện hay bản nâng cấp giới hạn lại tiếp tục đổ bộ vào một khoảng thời gian sau đó.

Dường như đã từ khá lâu rồi, người ta đã quen với cách nâng cấp và ra mắt sản phẩm như thế! Một phần là do tâm lý nhưng phần nhiều chính bởi định nghĩa "siêu phẩm" và "dòng sản phẩm theo xu hướng" mà các nhà sản xuất đang cố đặt ra.
Nhưng quả thực cho đến thời điểm hiện tại, một chiếc smartphone chạy Snapdragon 801 cùng RAM 2 GB đã quá đủ để có thể cân mọi thứ trên quả đất! Mình không hề thậm xưng bởi vì nếu xã hội càng phát triển thì tức là con người sẽ ngày càng bận rộn.
Thế nên, chẳng có ai mua smartphone về chỉ để cày game (đặc biệt là game nặng) thâu đêm suốt sáng, cũng chẳng có ai luôn mở hàng tá ứng dụng để đo sức mạnh của RAM hay cần một thiết bị mang lại khả năng đồ hoạ cực cao để biên tập video hay dựng phim trên đấy (thay vì dùng PC hay laptop).

Đó là chưa kể đến những tấm màn hình 2K rồi 4K trên một diện tích hiển thị dưới 6 inch mà chúng ta đã từng nói quá nhiều. Hay những hệ thống máy ảnh có số chấm cực cao, camera kép, các con chip đa lõi, cảm biến đo nhịp tim, màn hình cong cùng cảm ứng lực nhấn,... rất nhiều thứ gây lãng phí khi người dùng không hoặc ít khi cần và dùng đến.
Tựu lại, nếu đã xem người dùng là trung tâm, là định hướng của sự phát triển thì các hãng nên nhìn lại hướng đi của mình. Thay vì cố tạo ra một "quái vật" về cấu hình thì hãy tìm cách làm sao cho nó trở nên "ngoan ngoãn" và hỗ trợ tốt nhất cho chủ nhân.
Đơn giản, chỉ cần thiết bị mới có các tính năng thiết thực một chút, thời lường pin cao hơn một tí, độ bền được cải thiện nhiều chút và đặc biệt là giá thành hạ thấp thì có lẽ người dùng sẽ vui và ủng hộ nhiều hơn.

Hơn ai hết, các hãng là người hiểu rõ nhất doanh thu phần lớn của họ là xuất phát từ người dùng bình dân và các sản phẩm giá rẻ chứ không hẳn là đến từ những flagship có giá đắt đỏ (ngoại trừ Apple)! Các bạn độc giả có đồng ý không? Hãy để lại comment bên dưới nhé!
Xem thêm:
- Thị trường màn hình laptop: Cái khó ló cái... lợi cho người dùng
- Smartphone là gì? Bạn hiểu nhưng đã định nghĩa được chính xác chưa?
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.