Cùng Google Street View viếng thăm đền Angkor Wat

Nhóm Google Maps lần đầu tiên đến Campuchia vào tháng 7/2013. Google cho biết dự án Angkor Wat bao gồm hơn 90.000 bức ảnh 360 độ ghi hình lại hơn 100 đền thờ, biến nó trở thành “bản đồ kỹ thuật số chân thực nhất về toàn cảnh di sản thế giới.”
Bản đồ toàn cảnh Angkor Wat khi nhìn từ trên không xuống
Angkor Wat (đọc theo tiếng Việt : Ăng-co Vat) thuộc tỉnh Siem Reap. Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom (Ăng-co Thom) thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích.
Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật.
Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỷ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Chuẩn đi bị du lịch đến Angkor Wat qua màn ảnh nhỏ cùng Google Street View
Cây thánh to lớn (tên gọi là Tung)
Ta Prohm là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor, Campuchia, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi đền này đã được thiết lập bởi vua Khmer Jayavarman VII làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa.
Không giống như phần lớn đền tại Angkor, Ta Prohm đã bị bỏ quên với điều kiện như lúc mới xây: cảnh cây cối xung quanh phế tích và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nó đã khiến nó là một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất
Xung quanh cây thánh

Đừng tưởng lầm, cây mọc từ dưới lên rồi quấn lấy đền Thật ra, cây mọc từ trên đền xuống do chim chóc nhả hột cây rừng xuống đền, gặp điều kiện thuận lợi nên cây mới phát triển "kinh khủng" đến thế. Cây thả bộ rễ xuống, men theo đền rồi xuống đất.
Bị rừng già bao phủ và gần như bị các cây tung nuốt trọn nên số phận của đền Ta Prohm và đền Preah Khan gần giống như nhau

... nó phá hủy tất cả trên đường đi của nó
Mặt người phụ nữ ở Ta Prohm
Có rất nhiều phù điêu nữ ở Ta Prohm, bao gồm tác phẩm điêu khắc nổi tiếng về khuôn mặt của một người phụ nữ (hình minh họa phía trên). Mọi người ngạc nhiên, tại sao bức tượng này lại bị cây Tung "nuốt trọn" như thế?
Bắt đầu tiến vào lãnh địa của đền Angkor Wat
Trời và địa ngục trong Angkor Wat
Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn. Đền có 3 tầng: 1 (địa ngục), 2 (trần giang) và 3 (địa ngục).
Tượng Nữ thần Vishnu nằm ở tháp bên cánh phải tại lối vào phía tây
Sân thượng của voi
Sân thượng của voi đã được xây dựng từ thời Vua Jayavarman VII như là một nền tảng cho các nghi lễ nhà nước và rước quân sự. Bức tường của nó được điêu khắc với biểu tượng hình con voi diễu hành, sư tử và các loài chim thần thoại rất lớn.
Khuôn mặt của Bayon
Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Campuchia. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia.
Nằm ở trong khu phức hợp quần thể Angkor Thom, Bayon được xem là ngôi đền trung tâm của khu phức hợp Angkor Thom - hay còn gọi là thành Yaxodarapura.
Các bậc thang cố tình được làm dốc lên, với ngụ ý: "Đường lên trời rất gian nan"
Các tác phẩm điêu khắc trên tường về Nữ thần trên trời - Apsara, bao gồm: 3.000 tác phẩm với 37 Nữ thần trong trang phục khác nhau
Apsara là một dạng tiên nữ trong Ấn Độ giáo (Hindu) và thần thoại Phật giáo. Tiếng Việt thường dịch là nữ thần hay tiên nữ. Apsara mang hình dáng những cô gái có vẻ đẹp siêu nhiên. Truyền thuyết cho rằng họ có sắc đẹp tuyệt trần, phong cách thì thanh tao lại rất điêu luyện trong nghệ thuật múa hát, đàn nhạc.
Trong Ấn Độ giáo apsara là vị hôn phối của nam thần nhạc công gandharva và là tỳ nữ hầu hạ cho Indra. Trong khi gandharva tấu nhạc thì apsara múa hát, mua vui cho các thần linh.
Tháp Angkor Wat
Đường vào ngôi đền Banteay Srei
Banteay Srei (hay Banteay Srey) là một ngôi đền Campuchia được xây để thờ thần Hindu là Shiva. Ngôi đền "Banteay Srei" (đền của phụ nữ) vào thế kỷ thứ 10 hay còn gọi là "Tribhuvanamahesvara" này tọa lạc tại khu vực Angkor ở Campuchia, tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc, 103,96667 độ kinh đông, ngôi đền này nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km (15 dặm) về phía đông bắc của nhóm các đền đã từng thuộc về các kinh đô cổ đại của Yasodharapura và Angkor Thom.
Banteay Srei được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ, một chất pha màu được thêm vào những bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường mà ngày nay vẫn còn được nhìn thấy. Những công trình này là một vật thu nhỏ khi lấy các công trình Angkor làm tiêu chuẩn. Những yếu tố này giúp cho ngôi đền nổi tiếng với du khác, và được nhắc đến với các tên "viên ngọc quý", hoặc "trang sức của nghệ thuật Khmer."
Đền Beng Mealea hoang tàn và đổ nát
Đền Beng Mealea(theo tiếng Việt :đọc là Bơng Mì Lia) là ngôi đền nằm trong quần thể di tích thời Angkor dùng là nơi chôn cất vua Suryavarman II. Đây được xem là phiên bản của đền Angkor được các nhà khoa học Pháp phát hiện vào năm 1954.
Cách Siêm Riệp 70 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ số 6 đến ngã ba DamDek rồi rẽ ngược lên là đến đền Beng Mealea - nơi chôn cất vua Suryavarman II.
Bản đồ toàn thể phế tích Beng Mealea

Các điêu khắc trên đá của Beng Mealea

Phần còn lại của cung điện Beng Mealea
Bạn có thể tiếp tục cuộc hành trình khám phá các ngôi đền linh thiên khác tại đây
Minh Dương (tổng hợp)
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.