Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Tham vọng chiếm lĩnh thị trường, Xiaomi dùng smartphone làm bàn đạp cho thiết bị thông minh IoT

Trần Đắc Quang Minh
10/07/20
Xiaomi IoT

Xiaomi không phải cái tên xa lạ khi hãng được biết đến rộng rãi qua các thiết bị công nghệ, trong đó nổi bật nhất phải kể đến smartphone của hãng. Tuy nhiên, phần lớn hãng được biết đến nhờ chiến lược phá giá (hay còn gọi là smartphone cấu hình cao giá rẻ) và gã khổng lồ xứ Trung đang tìm cách thay đổi hình ảnh đó. May mắn thay, hãng đã có cho mình 1 chiến lược hợp lý khi smartphone chỉ là bàn đạp trong chiến lược xây dựng hệ sinh thái thiết bị thông minh IoT. 

Smartphone chỉ là bước đầu trong hướng đi của hãng 

Xiaomi IoT
Mức lợi nhuận mỏng như dao cạo của Xiaomi

Xiaomi từng gây sốt cho người dùng nói riêng và giới báo chí nói chung khi khẳng định hãng sẽ không thu lợi nhuận quá 5% trên một thiết bị bán ra. Đây là một phát ngôn thật sự gây sốc lúc bấy giờ dẫu cho mọi người đã quen với chiến lược phá giá của hãng vì mức 5% lợi nhuận thật sự rất ít ỏi và không đáng kể. Theo sự tham khảo từ trang investopedia, chi phí linh kiện để sản xuất mẫu iPhone 11 Pro Max 64GB là 500 USD (hơn 11 triệu đồng) trong khi mức giá bán của model này khi ra mắt rơi vào khoảng 1099 USD (hơn 25 triệu đồng). 

Tất nhiên, mức giá trên chưa tính các khoản chi phí như thuế, tiền điện, tiền thuê nhân viên gia công...Tuy nhiên chắc chắn mức lợi nhuận thu về của Apple sẽ cao hơn con số 5% của Xiaomi. Ví dụ này sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn về mức lợi nhuận mà Xiaomi thu về từ smartphone không phải là tất cả, Hãng còn một số nguồn thu khác có thể tận dụng trong tương lai. 

Sử dụng smartphone để xây dựng hệ sinh thái thiết bị IoT

Xiaomi IoT
Smartphone chỉ là bàn đạp cho hệ sinh thái của Xiaomi

Xiaomi luôn tự xem mình là một công ty internet thay vì một hãng làm smartphone đơn thuần vì gã khổng lồ xứ Trung biết rằng thị trường smartphone hiện đã bão hòa và nếu dựa vào một sản phẩm đơn lẻ sẽ khó tăng trưởng được lợi nhuận bền vững. Giải pháp chính là tạo nên một hệ sinh thái bền vững nhằm giữ chân khách hàng dài lâu trong tương lai. 

Đã có một công ty cực kì thành công với chiến lược này, không ai khác đó chính là Táo khuyết. Hãng này có đầy đủ danh sách các thiết bị thông minh phối hợp với nhau để tạo nên một trải nghiệm người dùng hoàn hảo. Rất ít hãng trên thị trường tạo được trải nghiệm tương tự gã khổng lồ công nghệ

Apple ecosystem
Apple là một trong những hãng tiên phong cho chiến lược hệ sinh thái

Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi làm việc với Macbook Pro và nghe nhạc trên AirPods 2 sau đó bạn cảm thấy mỏi lưng và muốn làm việc trên giường. AirDrop sẽ giúp bạn chuyển toàn bộ tập tin trên laptop vào iPad để bạn tiếp tục công việc, bạn cũng không cần phải lo lắng nếu như quá trình nghe nhạc bị gián đoạn vì Apple cho phép bạn chuyển đổi kết nối bluetooth trên tai nghe nhanh chóng với các thiết bị của hãng thay vì phải ngắt kết nối thiết bị cũ và kết nối lại. Hệ sinh thái có thể đem lại tiện tích to lớn cho người dùng như thế đấy.  

Profit
Tình hình mảng IoT của Xiaomi rất có triển vọng

Nhìn lại Xiaomi, hãng cũng cho thấy tham vọng của mình khi liên tục đầu tư vào các thương hiệu khác (như ZMI, Mijia và nhiều hơn nữa), đây là những đối tác chính của Xiaomi trong những sản phẩm như sạc dự phòng, củ sạc....Theo hãng công bố tình hình doanh thu mảng IoT trong quý 1 năm 2020 khá khả quan. 

Cụ thể, số lượng thiết bị IoT của Xiaomi đã đạt đến con số 252 triệu sản phẩm (có thể là các thiết bị kết nối internet như loa thông minh, Wifi.....), tăng trưởng 42.6 % so với cùng kì năm ngoái. Số lượng người dùng sở hữu từ năm thiết bị IoT trên nền tảng Xiaomi trở lên là 4.6 triệu người, tăng trưởng 67.9% so với năm vừa rồi. Đây là những bằng chứng cho thấy tình hình phát triển rất ổn định mảng IoT của Xiaomi (số liệu chi tiết bạn có thể xem tại đây).

 Trong tương lai, viễn cảnh tươi đẹp nhất của Xiaomi là khách hàng có thể sử dụng smartphone để kết nối với hệ sinh thái của hãng, bạn có thể vừa nghe nhạc trên tai nghe của hãng, vừa sử dụng smartwatch để nhận thông báo sau đó kết nối smartphone với máy giặt để điều chỉnh chế độ giặt thay vì phải điều chỉnh trực tiếp trên máy như trước đây. 

Chặng đường cho tương lai

Brand
Sự cạnh tranh gay gắt của các hãng

Tất nhiên, Xiaomi không phải là kẻ duy nhất thấy được tiềm năng to lớn của lĩnh vực này. Hiện nay, đã có nhiều hãng như Samsung, Apple, Huawei...đổ xô nhau xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình. Samsung nổi lên với các mảng như TV, đồ gia dụng... còn Táo khuyết lại cung cấp trải nghiệm phần cứng lẫn phần mềm tuyệt vời qua bàn tay tinh chỉnh của hãng. Xiaomi còn một quãng đường rất dài trước khi thực sự thống trị mảng kinh doanh này. Tuy nhiên, với mối quan hệ hợp tác rộng lớn với nhiều hãng khác nhau, có thể trong một tương lai không xa hệ sinh thái của hãng sẽ phủ sóng thị trường.

Tóm lại, hệ sinh thái thiết bị thông minh của Xiaomi có rất nhiều tiềm năng, người dùng có quyền hi vọng về những thiết bị IoT đậm chất Xiaomi trên thị trường trong tương lai. 

Trên đây là một số nhận định về chiến lược sử dụng smartphone làm bàn đạp cho thiết bị IoT của Xiaomi? Bạn có cảm nhận gì về chiến lược này? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Xem thêm: Từ câu chuyện camera thò thụt và màn hình trượt ngẫm lại xu hướng smartphone trong thời gian sắp tới

Biên tập bởi Hồ Nguyễn Anh Phong
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...